Xã hội ngày càng phát triển đã thúc đẩy sự ra đời của nhà trường - nơi tổ chức hoạt động giáo dục một cách có hệ thống và có kế hoạch nhất. Có nhiều hình thức giáo dục khác nhau nhưng đều đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp. Giáo dục tồn tại trên trục lưỡng cực Thầy- Trò. Trong đó Trò đóng vai trò là trung tâm của quá trình giáo dục, Thầy có vai trò tổ chức quá trình giáo dục. Nhà trường luôn gắn liền với đời sống cộng đồng. Cộng đồng là nguồn lực của nhà trường. Giữa nhà trường và cộng đồng có mối quan hệ hữu cơ, bền vững. Đây chính là cơ sở lý luận cho hoạt động XHHGD, là sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Điều 48, Luật giáo dục năm 2005 chỉ rõ: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục” [22,tr 46].
dục, đào tạo thế hệ trẻ, tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Tuy nhiên, nhà trường ở mọi cấp học chỉ là một giai đoạn học tập trong cuộc đời của mỗi người, việc tự giáo dục mới có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Vì vậy nhà trường, gia đình, xã hội phải có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình giáo dục. Một trong những ưu tiên và mang tính chiến lược cho giáo dục là sự tham gia của gia đình và cộng đồng ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động của nhà trường.
Nhà trường là đơn vị của ngành giáo dục đồng thời là trung tâm văn hoá của địa phương, nơi quy tụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương. Thông qua nhà trường nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được phổ biến đến cộng đồng dân cư thông qua học sinh, cha mẹ học sinh và người thân của họ. Đội ngũ giáo viên trong các nhà trường do có uy tín với đời sống cộng đồng đã trở thành các cán bộ hoạt động xã hội, tuyên truyền viên và vận động thực hiện những chủ trương phát triển cộng đồng.
Trường học nằm trong hệ thống giáo dục và hệ thống xã hội, đặc điểm thể chế là có sự kết hợp chặt chẽ, hữu cơ giữa đặc điểm nhà nước và đặc điểm xã hội. Vì thế, trường học luôn có mối quan tâm và tác động qua lại với môi trường xã hội. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Trường là một thể chế xã hội trong đó quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố Thầy và Trò”, “Trường học là bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở” [14, tr.63-65]. Bản chất của công tác quản lý trường học là quá trình chỉ huy, điều khiển vận động của các thành tố, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành tố. Mối quan hệ đó là do quá trình sư phạm trong nhà trường quy định. Như vậy, công tác quản lý trường học bao gồm sự quản lý các cơ quan hệ nội bộ (bên trong) của nhà trường và quan hệ giữa trường học với (bên ngoài) xã hội.
Tóm lại: Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người, do đó công tác quản lý con người (của người cán bộ quản lý) đối với người cán bộ
giáo viên và học sinh là khâu trung tâm của quản lý trường học, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.