Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN lí GIÁO dục (Trang 28 - 30)

- Nguyên nhân khách quan

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trong nhà trường, việc cần thiết là phải tiến hành thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên. Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng. Song chúng không phải là biện pháp riêng lẻ, tách rời mà các biện pháp này có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ tạo thành một hệ thống đồng bộ các biện pháp quản lý.

Mỗi biện pháp có một vai trò và tính chất riêng, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Chính vì vậy không nên xem nhẹ hay tuyệt đối hóa một biện pháp nào.

Kết luận chương 3

Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân.

Biện pháp quản lý hoạt động là một tổ hợp các tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu giáo dục đã định. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là đề ra phương hướng, mục đích và lập kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách con người Việt Nam; hình thành và phát triển những kĩ năng sống cần thiết phù

hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN lí GIÁO dục (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w