- Nguyên nhân khách quan
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý hoạt động KCM là vấn đề quan trọng then chốt, vì hoạt động KCM là hoạt động nền tảng và là hoạt động trọng tâm trong các nhà trường trung học. Để quản lý hoạt động KCM có hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cần phải nắm vững lý luận quản lý, kết hợp hài hoà với khoa học quản lý, lý luận tâm lý- giáo dục, để tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình cụ thể của từng nhà trường, làm cho hoạt động KCM trong các nhà trường hướng tới đạt mục tiêu giáo dục.
Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động KCM của hiệu trưởng trường Liên cấp Quốc tế Việt Nam Singapore cho thấy: Hoạt động KCM trong trường thực hiện khá tốt, với đầy đủ các nội dung, các nhiệm vụ của KCM được thực hiện tương đối tốt cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Hiệu trưởng nhà trường đã áp dụng các khâu trong quản lý KCM như: Lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra đánh giá... với nhiều biện pháp cụ thể, đội ngũ cán bộ KCM đã nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn, tuy nhiên một số nội dung vẫn chưa được quan tâm, chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ và triệt để.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn rất đa dạng về chủ thể quản lý, cơ chế làm việc, nội dung, chương trình, nguồn lực và cơ sở vật chất... Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn khác nhau và đều ở mức độ khá cao.
Để nâng cao chất lượng hoạt động KCM trong trường thì người hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý tổ chuyên môn
2. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học 3. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học
4. Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện quy chế CM, quy định của cơ quan đối với cá nhân trong KCM
5. Chỉ đạo đổi mới công tác thi đua của tổ chuyên môn
6. Chỉ đạo tổ chuyên môn triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục
Như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả đã hoàn thành, mục đích nghiên cứu đã đạt được, giả thuyết khoa học bước đầu đã được kiểm chứng. Các biện pháp này có thể ứng dụng thực tiễn trong công tác quản lý giáo dục giúp hiệu trưởng vận dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động TCM từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.