- Nguyên nhân khách quan
3.2. Các biện pháp, giải pháp thực hiện:
Trong những năm qua, tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc kiểm tra chuyên môn ở trường trung học cơ sở như sau:
3.2.1.Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
Đây là việc làm có tính nguyên tắc vào đầu năm học, bản thân tôi lên kế hoạch kiểm tra chuyên môn chung cả trường, đưa xuống tổ chuyên môn góp ý, mỗi giáo viên được thảo luận dân chủ thống nhất, nhưng đảm bảo đúng quy định của cấp trên, sau đó xây dựng thành một bản kế hoạch kiểm tra chuyên môn cả năm, trong kế hoạch đó, phải thể hiện cho được các yêu cầu sau: -Mục đích kiểm tra
-Yêu cầu kiểm tra -Chỉ tiêu
-Hình thức kiểm tra -Biện pháp hổ trợ -Tư vấn sau kiểm tra
3.2.2. Phân công trách nhiệm:
- Khối trưởng chuyên môn: Kiểm tra tất cả hồ sơ chuyên môn mỗi giáo viên 2 lần /học kỳ, có biên bản cụ thể ( trong đó ghi rõ đột xuất hay định kỳ), lên kế hoạch dự giờ kiểm tra, khảo sát chất lượng, trong đó lịch dự giờ được lập từ đầu tháng đối với hình thức kiểm tra báo trước
- Quản lý chuyên môn: Tăng cường kiểm tra đột xuất, kết hợp kiểm tra lại một số giáo viên mà theo phân loại chuyên môn của năm trước: (Tốt- yếu), nhằm phát huy nhân điển hình các nhân tố tích cực gương mẫu, đồng thời đánh giá chính xác việc thực hiện quy chế chuyên môn của các giáo viên còn yếu, từ đó có hướng dẫn để sửa chữa kịp thời. Khi kiểm tra xong phải đánh giá khách quan, công khai, lập hồ sơ đầy đủ, riêng bản thân tôi khi có kết luận kiểm tra chuyên môn của từng giáo viên, lập biên bản đầy đủ, tiếp theo quản lý chuyên môn lập bản thống kê ưu khuyết điểm của từng hồ sơ chuyên môn giáo viên dán công khai tại văn phòng để giáo viên tham gia nhận xét hoặc có thể mỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm sau đó hoàn chỉnh hồ sơ chuyên môn cá nhân, riêng có những hồ sơ chuyên môn có nhiều sai sót phải bố trí thời gian nhất định kiểm tra lại.
3.2.3. Yêu cầu kiểm tra:
Khi kiểm tra phải chính xác, kỹ lưỡng và đảm bảo đúng quy chế, muốn vậy người kiểm tra phải nắm vững các văn bản chỉ đạo chuyên môn, phải có sự
đối chiếu liên quan nhiều tài liệu sổ sách chuyên môn, ví dụ: Khi kiểm tra việc ghi điểm thì phải biết kế hoạch dạy học, phân phối chương trình từng môn, đối chiếu sổ điểm cá nhân, sổ điểm chính, áp dụng quy chế cho điểm, trong một bài kiểm tra định kỳ tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên là bao nhiêu?... nếu giáo viên dạy cùng lúc có nhiều lớp, thì đối chiếu xem điểm số mỗi lớp như thế nào? Để phát hiện các yếu tố khác. Hoặc khi kiểm tra việc soạn bài của giáo viên, nên kiểm tra cùng lúc các giáo viên dạy cùng khối, cùng môn để dễ phát hiện và so sánh, ví dụ cùng một bài, nhưng có giáo viên soạn tốt, có nhiều phương pháp mới mà giáo viên khác không soạn được, từ đó người kiểm tra sẽ trao đổi phương pháp giảng dạy để cùng nhau tiến bộ, đồng thời cũng có thể phát hiện việc sao chép lẫn nhau khi soạn trên máy tính của mỗi giáo viên để nhắc nhở.
Trong quá trình kiểm tra chuyên môn, người quản lý phải xem hiệu quả giảng dạy là mục tiêu quan trọng nhất, do đó việc khảo sát chất lượng, kiểm tra kết quả bộ môn của học sinh là yêu cầu cần thiết, qua kiểm tra trình độ học tập của học sinh sẽ đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên, đặc biệt việc giao khoán chất lượng, đăng ký chất lượng phải được xem xét định kỳ, trong đó việc phụ đạo học sinh yếu kém của từng giáo viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Khi kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn: ngoài các vụ việc quy định theo quy chế chuyên môn, người quản lý tập trung xem xét chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn và cách giải quyết những chuyên đề chính trong năm, đặc biệt các chuyên đề về phương pháp dạy học… Trong thời gian qua, khi kiểm tra tổ chuyên môn, tôi nhận thấy trường Liên cấp Quốc tế Việt Nam Singapore có hồ sơ khối chuyên môn, hoạt động khối chuyên môn khá tốt.
Bản thân tôi luôn coi trọng công tác tư vấn sau kiểm tra nhờ đó đã tạo ra mối quan hệ thân thiện tích cực, giáo viên biết cách sửa chữa kịp thời, sau mỗi lần kiểm tra chuyên môn giáo viên, tôi đều dành thời gian nhất định để góp ý trao đổi chân thành về những ưu khuyết điểm của mỗi giáo viên, cho phép sự phản biện tích cực để tìm ra cái mới và rút ra bài học chung.