I. Chính tả nghe –viết (4điểm) (15 phút) Yết kiêu
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)(Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc văn bản kết hợp trả lời câu hỏi theo một trong các bài sau:
bản kết hợp trả lời câu hỏi theo một trong các bài sau:
Trên đường mòn Hồ Chí Minh
Đường lên dốc trơn và lầy. Người nọ đi tiếp sau người kia. Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. Họ nhích từng bước. Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong. Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước.
Câu hỏi: Hình ảnh so sánh nào cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao? Tiếng đàn
Thuỷ nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Sau đó em bước vào phòng thi. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
Câu hỏi: Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
Con cò
Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là ,rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất,dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hoá. Nó thong thả đi trên doi đất.
Câu hỏi: Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò? 2. kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
(Thời gian: 35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CÁ ĐUÔI CỜ
Người quê tôi gọi cá ấy là cá đuôi cờ. Có nơi gọi là cá, còn có nơi cá ấy là cá thìa lìa. Chú cá đuôi cờ này bộ mã thật bảnh. Mình có vằn uốn xanh biếc. Đôi vây tròn múa lên mềm mại như hai chiếc quạt màu hồng, màu vàng hoa hiên. Đằng xa những tua đuôi lộng lẫy dựng cao như đám cờ đuôi nhăn năm màu hay dải lụa tung bay uốn éo. Chú ta cảm thấy hai bên bờ nước các chú niềng niễng, gọng vó, nhện nước đang thao láo mắt nhìn ra thèm muốn bao nhiêu màu sắc rực rỡ của mình. Cá đuôi cờ khoái chí vì thấy ai cũng nhìn mình.
Bao đời nay, cá đuôi cờ chuyên kiếm mồi ven đầm nước, bờ ruộng, bờ ao, làm một việc rất có ích. Cá đuôi cờ ăn bọ gậy, con lăng quăng làm cho nước ao trong veo, làm cho vùng trời không có muỗi.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Cá đuôi cờ có tên là gì? (M1) A. Cá săn sắt B. Cá thìa lìa C. Cả hai đáp án trên 2. Vây cá có màu gì? (M1) A. Xanh biếc B. Vàng hoa hiên, hồng
C. Xanh biếc, vàng hoa hiên, hồng
3. Vì sao cá đuôi cờ cảm thấy khoái chí? (M2) A. Vì chú ta rất đẹp
B. Vì chú thấy ai cũng nhìn mình C. Vì chú ta biết rằng mình có ích
4. Vì sao chú cá này có tên là cá đuôi cờ? (M2) A. Đuôi của nó có hình giống lá cờ
B. Màu đuôi nó giống màu cờ C. Cả hai đáp án trên
5. Cá đuôi cờ có ích lợi gì? (M3) A. Làm đẹp cho đời
B. Làm cho nước trong
C. Làm cho nước ao trong veo, vùng trời không có muỗi 6. Từ bảnh trong bài có nghĩa là gì? (M4)
A. Đẹp B. To lớn C. Oai vệ
7. Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? (M1) A. 1 hình ảnh
B. 2 hình ảnh C. 3 hình ảnh
8. Trong bài sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? (M1) A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Cả hai biện pháp trên
9. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “ Cá đuôi cờ khoái trí vì thấy ai cũng nhìn
mình” (M3)
B. Kiểm tra viết (10 điểm)