Hái mận
Thấy mùa đông đến, bác Ốc Sên run rẩy bò lên cây mận. Sẻ Con ngạc nhiên hỏi: - Bác Ốc Sên ơi!Trời lạnh thế bác bò lên cây mận làm gì?
- Bác leo lên để ăn quả mận.
- Mùa đông làm gì có mận để ăn ạ?
- Khi bác bò được đến cành thì mận chín đầy cây đấy!
Theo Báo Hoa học trò II. Tập làm văn: (6 điểm) ;( 30 phút)
Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một việc tốt để bảo vệ môi trường.
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
A. Kiểm tra đọc. (10 điểm)
: Câu trả lời lần lượt cho các câu hỏi tương ứng với từng đoạn văn:
Đoạn 1:Những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn là: Ngoài vườn, vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất. Dưới
đường, lũ trẻ rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy. Ngoài Hồ Tây dân chai đang tung lưới bắt cá. Ven hồ, hoa mười giờ nở đỏ, mấy chú chim bồ câu lướt nhanh trên
những mái nhà.
Đoạn 2: Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen khác nhau: Ông Cản Ngũ
thì có vẻ lớ ngớ, chậm chạp còn Quắm Đen thì lăn xả, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường.
Đoạn 3: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày rất đẹp: một quả bưởi có khía
thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím.
II. Đọc hiểu: ( 6 đi m )ể
Câu 1 (0,5 điểm) Câu 2 (0,5 điểm) Câu 3 (0,5 điểm) Câu 4 (0,5 điểm) Câu 7 (0,5 điểm) Câu 8 (0,5 điểm) A C A C A B
Câu 5: - Sẻ và Chích là đôi bạn thân biết quan tâm, chia sẻ.(1điểm) - Sẻ và Chích là đôi bạn rất thân thiết. (1 điểm)
- Tình bạn của Sẻ và Chích thật đáng quý. (1 điểm) Câu 6: - Phải biết quan tâm chia sẻ với bạn(1điểm)
- Phải biết quý trọng tình bạn. (1 điểm) Câu 9: đi, kiếm mồi, tìm, gói(1 điểm)
HS tìm được 1 từ cho 0,25 điểm .
ĐỀ 19
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh . Đối đáp với vua.(sgk TV3 – tập 2 –trg 49)
Đoạn 1 : Từ đầu đến ….không cho ai đến gần) Câu hỏi : Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
Sư tích lễ hội Chử Đồng Tử (sgkTV3 – tập 2 – trg65) Đoạn 1 : Từ đầu đến …còn mình đành ở không.
Câu hỏi : Tìm nhưng chi tiết cho thấy gia cảnh nhà Chử Đông Tử rất nghèo khó? Cuộc chạy đua trong rừng (sgk TV3 – tập 2 –trg80)
Đoạn 2 : Từ: Ngựa Cha ….đến con nhất định sẽ thắng mà . Câu hỏi :Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?
2. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
RỪNG HỒI XỨ LẠNG
Buổi sáng, mọi người đỏ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng.
Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng. Sông Kì Cùng đã nhạt hết màu đục đỏ bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín.
...Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ dãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành.
... Nắng nhạt đọng lại, các khe, các hang rỗng trong núi cũng ẩm ướt mùi hôi.
(Tô Hoài) Khoanh vào chữ cái trước câu trẻ lời đúng
Câu 1. (0,5 điểm) Câu văn nào tả sự yêu thích hương hồi của mọi người? (M1)
a. Buổi sáng mọi người đỏ ra đường.
b. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt. c. Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. d. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe.
Câu 2. (1 điểm) Những từ ngữ nào đã được sử dụng để tả mùi thơm của hương hồi? ( M3)
a. Ẩm ướt b. Sực nức c. Xanh thẫmd. Ủ
Câu 3. (1 điểm) Viết lại những từ ngữ có trong bài để hoàn chỉnh các ý tả mùi thơm của hồi chín (M4)
a. Rừng hồi....b. Một mảnh lá gãy... c. Gió càng ..d. Các khe, các hang rỗng trong núi...
Câu 4. (0,5 điểm) Trong bài văn, các từ tả mùi hồi lan toả theo gió (Xôn xao xuống,
tràn vào, lùa lên, ào xuống) và nhiều tên đất được nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích
gì? (M3)
a. Tả sự lan rộng của hương hồi.b. Ca ngợi sức mạnh của gió. c. Giới thiệu các vùng đất của Lạng Sơn.d. Tả con sông quanh co.
Câu 5. (0,5 điểm) Để tả rừng hồi vào mùa quả chín, tác giả tập trung làm nổi bật điều gì? (M2)
a. Tả sức sống của cây hồi.b. Tả hương thơm và sự lan toả của mùi hương hồi. c. Tả màu sắc của quả hồi.d. Tả độ giòn của cành hồi
Câu 6. (1 điểm) Cho câu ;” Rừng hồi ngào ngạt , xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng.”được viết theo mẫu câu nào? (M3)
a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì?
d. Không thuộc mẫu câu nào?
Câu 7. (1 điểm) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo câu văn miêu tả cây hồi (M2)
A B
Cây hồi Phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành
Cành hồi Thẳng, cao, tròn xoe
Quả hồi Giòn, dễ gãy hơn cả cành khế
Con sông Đẫm mùi hồi
Câu 8. (0,5 điểm) Điền vào chỗ chấm l / n (M1)
-…ặng trĩu - …o …ắng
B.PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (nghe – viết) (4 điểm)
GV đọc cho HS nghe – viết bài
Mưa rào
Bây giờ đã không còn là mùa xuân – cái mùa xuân phảng phất dăm ba hôm của những ngày ấm áp khoe một chút nắng với cơn gió nồm nhẹ nhàng đưa lất phất lá tre . Cái cảnh mưa phùn mờ mịt cánh đồng đã hêt hẳn . Đột nhiên một buổi chiều có những đám mây bay về . Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời . Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt .
Theo Tô Hoài
2. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một cuộc thi đấu thể thao ở trường em.
Gợi ý đề
a) Đó là môn thể thao nào?
b) Buổi thi đầu được tổ chức khi nào? c) Em cũng em với những ai?
d) Buổi thi đấu diễn ra như thế nào? e) Kết quả thi đấu ra sao?
ĐỀ 20
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc tiếng (4 điểm)
Mặt trời xanh của tôi (SGK Tiếng Việt 3 tập 2 – trang 125, 126 ) HS đọc khổ thơ 1
Câu hỏi : Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh nào ? “Sự tích chú cuội cung trăng’’
HS đọc đoạn 2 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 – trang 131 Câu hỏi : Chú cuội dùng cây thuốc để làm gì ?
MƯA
HS đọc đoạn thơ cuối SGK Tiếng Việt 3 tập 2 – trang 134 Câu hỏi : Vì sao mọi người thương bác ếch ?
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm) (Thời gian 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi (tham khảo ở 60 đề kiểm tra và đề thi Tiếng Việt lớp 3)
Ong thợ
Trời hè sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hoá rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phái trước.
Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Những Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi klịp. Đường bay của Ong Thợ trở lạ thênh thang.
Theo Võ Quảng
Câu 1.(0,5điểm) Tổ ong mật nằm ở đâu? M1
a. Trên cành cây. b. Trong vòm lá. c. Trong gốc cây. d. Trên ngọn cây.
Câu 2.(0,5điểm) Ong Thợ phải bay đi xa tìm những bông hoa như thế nào?M1
a. Bông hoa chuẩn bị nở. b. Bông hoa vừa nở. c. Bông hoa nở lâu.
d. Bông hoa sắp đậu quả.
Câu 3.(0,5điểm) Vừa thúc giấc, Ong Thợ đã làm gì? M2
a. Vui chơi cùng các bạn.
b. Đứng trên bờ tổ nhìn ánh mặt trời. c. Bay xa tìm những bông hoa vừa nở.
Câu 4.(0,5điểm) Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì? M2
a. Đi tìm hoa cùng Ong Thợ. b. Toan đớp nuốt Ong Thợ. c. Rong chơi cùng Ong Thợ. d. Cả a, b, CCB sai.
Câu 5.(1điểm) Làm thế nào Ong Thợ thoát được Quạ đen? M3
Em hãy nêu suy nghĩ của em.
Câu 6.(0,5điểm) Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hoá? M1
a. Ong Thợ bay xa để tìm những bông hoa vừa nở. b. Con đường trước mắt Ong Thợ rộng thênh thang. c. Ông mặt trời nhô lên cười.
d. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.
Câu 7. (0,5điểm)Từ nào không thể thay thế cho từ "thênh thang"? M2
a. Mênh mông. b. Bao lao c. Rộng lớn d. Vẻ vang
Câu 8.(1điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây M3
(Ong thường thức dậy sớm đi tìm hoa lấy mật)
Câu 9.(1điểm) Em học tập được đức tính gì qua bài đọc trên? M4 B. KIỂM TRA (10 điểm)
1. Chính tả nghe - viết (4 điểm) (15 phút)
Cành hoa bưởi
Trời vừa đổ mưa là bưởi ra lá non. Lá bưởi lớn bằng bàn tay, màu xanh dịu, đến già thi màu xanh đậm. Hoa bưởi kết đầy cành, trông như hoa mù u có từng chùm nhỏ, đôi khi thấy hoa mà không thấy lá. Hoa bưởi màu trinh bạch, nhị vàng. Hương bưởi thơm mà ngọt thoang thoảng khắp vườn.
Theo Minh Văn - Xuân Tước 2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Em có rất nhiều người thân . Hãy kể về người hàng xóm gần gũi nhất với em.
( Tham khảo sách 60 đề kiểm tra Tiếng việt 3 – Võ Thị Hoài Tâm)
ĐÁP ÁNA.Đọc tiếng: (4điểm) A.Đọc tiếng: (4điểm)
( Giáo viên chọn một trong ba đoạn cần kiểm tra ) Trả lời đúng câu hỏi cho mỗi đoạn :( 1điểm)
Câu 1 : Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác đổ về ào ào trận gió Câu 2: Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người trong đó có con gái Phú Ông. Câu 3: Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.