- Dư ng/vốn huy động: cho biết vốn huy động tham gia vào việc đầu tư tín dụng và khả năng huy động vốn tại địa phương Trong
HỘ SÁN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHỢ LÁCH
5.1 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HUY ĐỘNG VỐN
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam nói chung, Ngân Hàng Chính sách xã hội chi nhánh Huyện Chợ Lách nói riêng đang đứng trước một nhiệm vụ hết sức nặng nề vừa phải kinh doanh, vừa phải phục vụ cho đối tượng nghèo và
đối tượng chính sách học sinh ,sinh viên hoàn cảnh khó khăn; vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong huy động chi nhánh Ngân Hàng Chính
Sách xã hội chi nhánh Huyện Chợ Lách phải đề ra chiến lược và xác định vị trí bản thân trong hệ thống tài chính tín dụng để có thể khai
thác tối ưu các cơ hội và có thể vượt qua những trở ngại trên cơ sở đó tập trung nguồn vốn để đầu tư có hiệu quả; muốn vậy phải tăng trưởng nguồn vốn để bổ sung cho đầu tư tín dụng.
Việc huy động vốn có vai trò tương đối quan trọng đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hiện nay nguồn vốn huy động tại địa phương còn rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động và đi vay chủ yếu là tiền gởi tiết kiệm, tuy nhiên do là Ngân Hàng của Nhà nước được Nhà nước đảm bảo thanh toán và tỉ lệ đự trữ bắt buộc bằng 0% do đó chỉ phí cho việc sử dụng vốn vay cũng không cao so với mặt bằng chung lãi suất. Trong thực tế nguồn vốn trong dân cư còn rất nhiều nhưng trong những năm gần đây do giá vàng và đô la tăng
rất mạnh nên mọi người không còn tha thiết gửi tiền vào Ngân hàng mà đầu tư mua vàng hoặc đô la. Từ đó Ngân hàng cần phải có các biện
pháp thích hợp để quảng cáo, tuyên truyền lợi ích của các hình thức huy động tới mọi người dân để thu hút tiền gửi của họ đồng thời tăng
cường các dịch vụ, nâng cao tiện ích cho khách hàng, đặc biệt là tăng tiện ích trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt (thông qua Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn) cho các thành phần kinh tế và dân cư để tranh thủ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế.
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: thực hiện cải tiến lề lối tác phong làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng coi “khách hàng là thượng đế”, Ngân hàng có hoạt động được hay không một mặt là nhờ lòng tin của dân chúng. Tạo được lòng tin cho dân chúng, tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng sẽ thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp đến giao dịch với Ngân hàng, vận dụng chính sách lãi suất linh hoạt để khai thác tối đa những nguồn vốn có lãi suất thấp, nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân cư, bảo đảm tăng trưởng
nguồn vốn ôn định, có lợi cho kinh doanh.
Đa dạng hóa các hình thức huy động: cần mở rộng các hình thức huy động vốn nhằm phù hợp với nhu cầu và tâm lý người dân. Ngoài các hình thức huy động đã có, phát hành các loại huy động tiết kiệm có thưởng, trả lãi trước.
Chính sách khuyến khích đối với khách hàng: cần có những dịch vụ ưu đãi như tiết kiệm có thưởng hoặc quà tặng vào các dịp tết...đặc biệt cho những tài khoản, sô tiết kiệm có số dư tiền gửi lớn, thời hạn gửi dài.
Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng: trong điều kiên cạnh tranh, đổi mới công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Do đó hàng năm
Ngân hàng cần trang bị công nghệ, phương tiện làm việc hiện đại nhằm phục vụ nhanh chóng, chính xác đặc biệt trong lĩnh vực chuyển
tiền, thanh toán, giảm thiểu thời gian làm thủ tục lúc khách hàng đến gửi tiền, cũng như rút tiền, làm tốt sản phẩm dịch vụ tăng uy tín cho
ngành từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền. 5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY
Xác định thị trường là đề ra phương hướng cho vay của Ngân hàng trong việc lựa chọn các thành phần, các ngành kinh tế có triển vọng đầu tư. Đối với Ngân hàng chính sách chỉ nhánh Huyện Chợ Lách thì thị trường ưu tiên hàng đầu là nông nghiệp nông thôn và nông
dân, vì thế cho vay HSX nghèo luôn được ưu tiên trước nhất và Ngân hàng luôn tìm cách nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX. Để
đảm bảo cho hoạt động tín dụng HSX phát triển trong thời gian sắp tới, việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn được xem là cơ sở quan trọng.
Xây dựng chiến lược kinh doanh trước mắt: cụ thê là thu thập thông tin về phía khách hàng thông qua tô trưởng tô TK&VV và căn
cứ chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác Ngân hàng, đặc biệt là chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn... Đánh giá khả năng chiến lược của đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh.
Trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng chính sách chi nhánh Huyện Chợ Lách ngày càng tăng, số lượng khách hàng ngày càng lớn. Từ lúc tiếp cận thị trường, thu thập thông tin đến điều tra giải ngân, thu hồi vốn, lãi luôn thực hiện đúng quy định thể lệ, chế độ về tín dụng. Vấn đề cốt lõi của Ngân hàng vẫn là chất lượng tín dụng, nghĩa là người vay đùng vốn của Ngân hàng có hiệu quả, về
phía Ngân hàng phải thu hồi đủ vốn, đủ lãi đúng hạn. Vì vậy yêu cầu tất cả vốn vay phải nằm trong tằm quản lý và kiểm soát của Ngân
hàng, cán bộ tín dụng, phó trưởng phòng Kinh doanh, Ban Giám đốc đều phải năm được khối lượng tín dụng mà mình quản lý đang vận
động như thế nào và dự đoán nắm bắt được tình trạng tốt hay xấu.
Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là hộ nông dân nghèo thuộc địa bàn quản lý ở các thôn ấp, xã, vì vậy trước khi đi vào tác nghiệp cụ thể phải xác định được số lượng khách hàng, quy mô tín dụng trên mỗi địa bàn theo đối tượng đầu tư, theo phương hướng kế hoạch của
địa phương đó bằng một dự án tông thể. Hiện nay cán bộ tín dụng được bố trí theo địa bàn xã, do đó dự án tổng thê đầu tiên được xây dựng
theo quy mô xã trong phạm vi một cán bộ tín dụng phụ trách. Trên cơ sở thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, thể lệ, chế độ
quy định của chính phủ và Ngân hàng về tín dụng Ngân hàng qua phương tiện thông tin, cuộc họp ấp, xã, các tổ chức đoàn thể, chính quyền, có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đó nhằm giúp người nông dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ khi vay vốn Ngân hàng.
Mớỡ rộng đầu tư tín dụng đi đôi với quản lý vốn vay: hiện nay nhu cầu vay vốn của bà con nông dân còn rất lớn nhưng khả năng của Ngân hàng lại có hạn, một mặt là do nguồn vốn huy động còn quá thấp chủ yếu là sử dụng vốn đi vay, mặt khác số hộ vay vốn chủ yếu là vay lẻ dẫn đến quá tải đối với cán bộ tín dụng. Do đó, để mở rộng đầu tư tín dụng Ngân hàng cần phát huy nhiều hơn nữa việc cho vay thông qua các tổ, nhóm. Vì thông qua tổ, nhóm cho vay ủy thác ngoài trách nhiệm kiểm tra, giám sát, giúp đỡ, chắn chỉnh các thành viên làm không đúng còn mang tính công khai, thích ứng với người lao động ở nông thôn sống bằng tình cảm cần có sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau. Việc điều tra, xây dựng tổ nhóm ban đầu có những khó khăn nhưng về sau thủ tục sẽ đơn giản, giảm bớt chi phí cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Cho vay qua tô, nhóm còn là biện pháp giảm tải đối với cán bộ tín dụng bởi tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng
là vấn đề cần quan tâm đối với Ngân hàng chính sách chi nhánh Huyện Chợ Lách hiện nay.
Trong mở rộng đầu tư cần quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực đầu tư trung hạn hộ sản xuất như đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình VAC, xây dựng hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế nhu cầu vốn vay trung hạn của bà con nông dân trong Huyện còn rất lớn nhưng doanh số cho vay trung hạn còn rất thấp.
Bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế địa phương: chuyển hướng tích cực cho vay theo dự án kết hợp mở rộng đối tượng đầu tư
ngắn hạn và đầu tư trung hạn, loại bỏ những dự án kém hiệu quả thường có nợ quá hạn cao, mở rộng đầu tư các dự án nằm trong mục tiêu
phát triển kinh tế của Huyên phù hợp với quy chế cho vay của Ngân hàng chính sách Việt Nam; khai thác được tiềm năng thế mạnh của Huyện, kết hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện mở rộng đối tượng đầu tư trung hạn như: mua sắm máy móc và xây dựng lò xấy phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nuôi trồng thủy sản... từng bước góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi của Huyện.