Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trường tiểu học (Trang 27 - 32)

KT - ĐG tổng thể kế hoạch là một trong những cứ liệu để xây dựng kế hoạch cho chu trình mới. Việc kiểm tra nếu được thực hiện tốt, đánh giá được một cách chính xác và sâu sắc sẽ giúp cho người lãnh đạo thấy được những gì còn tồn tại, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần giải quyết.

Thường xuyên KT - ĐG việc thực hiện kế hoạch nhằm phát hiện những sai lệch, xem xét những gì chưa đạt được, nguyên nhân của chúng và những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp.

Thực hiện tốt công tác này giúp HT nắm rõ công tác chỉ đạo hoạt động của TTCM, qua đó kịp thời uốn nắn, đồng thời đánh giá đúng năng lực của TTCM để có kế hoạch bồi dưỡng hoặc đề bạt.

HT kiểm tra TTCM gồm các nội dung chủ yếu sau: Việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế họach năm học của tổ; công tác kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch của tổ, công tác kiểm tra GV; nền nếp sinh hoạt tổ; công tác bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho GV; chất lượng giảng dạy của GV trong tổ; hồ sơ tổ chuyên môn; đạo đức, tác phong, lối sống.

Ngoài ra, TTCM còn là GV đứng lớp nên HT cũng cần kiểm tra thêm các nội dung như kiểm tra GV.

2.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn chuyên môn

KT - ĐG là chức năng quan trọng của công tác quản lí trường học, quản lí hoạt động của TCM. Nâng cao năng lực KT - ĐG là nâng cao hiệu quả quản lí TCM. Vì KT - ĐG là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lí TCM.

Trong công tác KT - ĐG, người TTCM được ví như tai mắt của HT, đồng thời là bạn của các GV trong tổ. Quá trình KT - ĐG nhằm giúp TCM kịp thời điều chỉnh những sai lệch và phát huy những yếu tố tích cực, đảm bảo cho quá trình GD vận hành đúng hướng mà mục tiêu đã xác định. Vì vậy, nâng cao năng lực KT - ĐG là giúp nâng cao khả năng duy trì thường xuyên thông tin ngược nhằm đo lường kết quả hoạt động của TCM, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí của TCM.

Cụ thể là:

- Xác định các tiêu chí khách quan để kiểm tra các hoạt động của TCM. - Đưa các hoạt động kiểm tra vào kế hoạch.

- Biến hoạt động kiểm tra trở thành tình huống bồi dưỡng năng lực chuyên môn, thành quá trình tự KT - ĐG của TTCM, TPCM, GV trong tổ.

- Thu thập thông tin, tổ chức KT - ĐG theo tinh thần khách quan, khoa học. - Kết hợp các hình thức và phương pháp KT - ĐG.

- Phát hiện mức độ thực hiện của các TTCM, TPCM, GV trong tổ, tư vấn, thúc đẩy và xử lý kịp thời.

Tổ chức thực hiện giải pháp

Việc kiểm tra toàn diện các mặt của HT đối với TCM như bấy lâu vẫn được áp dụng trong trường tiểu học tôi đang công tác cũng như các trường tiểu học trong toàn huyện, dẫu sao vẫn nằm trong mô hình chế độ chỉ huy, bao cấp. Với mô hình quản lí đã bộc lộ những lạc hậu, bất cập như thế, dù người lãnh đạo có năng nổ đến mấy cũng khó có được những sáng tạo. Tôi đề xuất các cách thức thực hiện như sau:

HT cùng toàn thể CBQL và GV xác định tiêu chí khách quan để KT - ĐG các hoạt động chuyên môn của tổ. Đây là biện pháp mà HT cần tăng cường thực hiện. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp KT - ĐG thường tiến hành theo kinh nghiệm, chưa toàn diện và khách quan. Việc xác định tiêu chí này cần tiến hành ngay từ đầu năm học. HT cùng TTCM phân chia các hoạt động cơ bản của tổ, bao

gồm hoạt động dạy học và hoạt động bồi dưỡng chuyên môn. Sau đó cần phân chia các hoạt động cơ bản này thành từng nhóm, từng hoạt động cụ thể. Dựa vào những văn bản pháp quy, đưa ra những quy định về tiêu chuẩn cho từng hoạt động. Việc xác định những quy định cụ thể như vậy sẽ giúp cho công tác kiểm tra TCM đảm bảo tính toàn diện, khách quan, công bằng, đánh giá được mức độ thực hiện mục tiêu đã đề ra, góp phần thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch.

HT đưa các hoạt động kiểm tra vào kế hoạch. Đây là biện pháp mà HT thực hiện tốt. Kế hoạch kiểm tra TCM là sự cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra của nhà trường. Vì vậy, HT hướng dựa vào kế hoạch kiểm tra của nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra TCM theo năm học, theo từng tháng, từng tuần; trong đó ghi rõ mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian tiến hành. Khi xây dựng kế hoạch, chú ý nội dung kiểm tra phải có tính thuyết phục, hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho tổ viên, huy động nhiều lực lượng tham gia và dành nhiều thời gian cần thiết cho việc kiểm tra.

HT thu thập thông tin, tổ chức KT- ĐG theo tinh thần khách quan, khoa học. HT cần hiểu KT - ĐG là một quá trình, gồm 3 bước cơ bản:

- Xác định chuẩn kiểm tra: Chuẩn kiểm tra chính là những chỉ tiêu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, những quy định, quy chế của ngành, của nhà trường, của TCM.

- Đo lường việc thực thi nhiệm vụ: Đây là việc xác định kết quả đã đạt được dựa trên những tiêu chuẩn đã xây dựng ở những thời điểm khác nhau của quá trình kiểm tra; so sánh kết quả đạt được với chuẩn đã đề ra.

- Đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết: Sau khi so sánh, đối chiếu giữa kết quả kiểm tra với chuẩn đề ra, nếu kết quả trội hơn với chuẩn, cần nhân rộng để phát huy nhân tố tích cực; nếu kết quả thấp, chưa phù hợp với chuẩn, phân tích, tìm nguyên nhân để đưa ra quyết định cần thiết.

Thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lí. Thu thập thông tin là hoạt động phải tiến hành để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí của mình.

Năng lực quản lí phụ thuộc nhiều vào khả năng có được những thông tin khách quan, tin cậy, toàn diện và đầy đủ, kịp thời về các hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục để trên cơ sở đó có những quyết định đúng đắn. Tổ chức tốt công tác KT - ĐG theo tinh thần khách quan, khoa học sẽ có được hệ thống thông tin phản hồi đáp ứng những yêu cầu đó.

HT kết hợp các hình thức và phương pháp KT- ĐG. Cần nắm được một số hình thức kiểm tra phổ biến như: kiểm tra thường xuyên, đột xuất, theo định kỳ; kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề; kiểm tra chỉ đạo hay kiểm tra đánh giá. Như vậy, hình thức kiểm tra rất đa dạng. Tùy theo mục đích mà chọn hình thức kiểm tra nào cho thích hợp. Kiểm tra - dự giờ đột xuất sẽ biết rõ hằng ngày việc dạy - học của GV và HS tiến hành như thế nào. Muốn biết năng lực giảng dạy của GV thì sử dụng hình thức kiểm tra - dự giờ có báo trước. Khi đó, GV có điều kiện chuẩn bị và họ có thể bộc lộ hết năng lực của mình. Hình thức kiểm tra chuyên đề giúp biết sâu về một vấn đề. Kiểm tra chuyên đề có liên quan đến tập thể GV trong TCM và những nỗ lực chung của họ trong công tác giảng dạy. Kiểm tra - dự giờ còn có thể kiểm tra được khả năng học tập của HS, tình trạng cơ sở vật chất, kỷ luật học đường…

Khi kiểm tra, chú ý vận dụng các phương pháp kiểm tra như: nghiên cứu, phân tích tài liệu thu thập được (kiểm tra hồ sơ sổ sách); quan sát (dự giờ); đối thoại trực tiếp (trao đổi); phiếu điều tra.

Căn cứ vào đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian kiểm tra, HT chọn hình thức và phương pháp kiểm tra phù hợp. Có thể kết hợp nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra để công tác KT - ĐG được toàn diện, đầy đủ, từ đó có được những kết quả đánh giá đáng tin cậy.

HT biết cách làm cho việc KT - ĐG trở thành quá trình tự KT - ĐG của mỗi thành viên nhà trường. Hằng ngày, ở trường học, có nhiều GV lên lớp và có nhiều giờ học được tiến hành, không thể kiểm tra tất cả. Vì vậy, cần thực hiện nguyên tắc “tự kiểm tra” trong TCM - nghĩa là phải dần dần xây dựng được ý

thức và khả năng tự kiểm tra của mỗi GV để chính họ tự xem xét, phân tích, rút kinh nghiệm về từng tiết dạy của mình với ý thức, mong muốn tiết dạy sau sẽ tốt hơn và kịp thời sửa chữa những thiếu sót.

Như vậy, khi cá nhân GV tự kiểm tra thì hoạt động kiểm tra mang tính tự giác có ý nghĩa thúc đẩy. Đây cũng chính là cốt lõi của hoạt động KT - ĐG. Khi đó, hoạt động kiểm tra được chuyển hóa vào bên trong hoạt động của mỗi GV làm cho việc kiểm tra trở nên gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho GV. Công tác KT - ĐG thực sự có hiệu quả khi GV tự KT - ĐG chất lượng, hiệu quả công việc mình làm.

HT tổ chức hoạt động KT - ĐG trở thành một tình huống bồi dưỡng chuyên môn của GV. Để thực hiện tốt biện pháp này, HT thực hiện tốt quy trình kiểm tra. Đặc biệt, cần chú trọng khâu cuối của quy trình. Đó là tư vấn cho GV để họ phấn đấu và tự hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn. Nếu kết quả kiểm tra chưa phù hợp hoặc thấp hơn với chuẩn, cần phân tích kết quả công việc, tìm ra nguyên nhân để GV kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Nếu kết quả phù hợp hoặc trội hơn so với chuẩn, cần nhân rộng điển hình đó ra trong tổ, trong toàn trường. Như vậy, với sự tham gia tích cực của GV trong tổ, hoạt động KT-ĐG đã trở thành tình huống tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.

HT phát hiện mức độ thực hiện của các GV trong tổ, tư vấn, thúc đẩy và đưa ra những quyết định điều chỉnh cần thiết. Trong quá trình kiểm tra, sẽ phát hiện những ưu điểm của TCM và phát huy chúng. Bên cạnh đó, còn phát hiện những lệch lạc, yếu kém của TCM. Cần phân tích cặn kẽ để tìm ra nguyên nhân, không nên nhìn nhận vấn đề qua một hiện tượng đơn lẻ. Ngoài ra, HT cần trao đổi với TTCM những kết luận rút ra ngay sau khi kiểm tra. Các kết luận lớn rút ra qua các chuyên đề nên thông báo trong sinh hoạt TCM, những kinh nghiệm giảng dạy tốt sẽ biến thành tài sản chung của mọi người.

HT khi đặt kế hoạch kiểm tra cần quan tâm đến mọi đối tượng. Kiểm tra GV mới vào nghề, cần giúp họ nhanh chóng vượt qua những khó khăn lúng

túng, tránh được những sai lầm, đảm bảo được yêu cầu chương trình. Đối với GV dạy giỏi, cần thúc đẩy họ luôn sáng tạo, phổ biến những kinh nghiệm hay để tập thể tổ cùng áp dụng.

Tình hình thực tế thu được qua KT - ĐG sẽ giúp cho HT có được những quyết định điều chỉnh kịp thời các nguồn lực, giải quyết nhanh những khó khăn, trở ngại để quá trình hoạt động giáo dục diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trường tiểu học (Trang 27 - 32)