PHẦN KẾT LUẬN 1 Ý nghĩa của sáng kiến:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trường tiểu học (Trang 43 - 45)

3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:

Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, trong các nhà trường cấp tiểu học nói riêng, TCM đóng một vai trò quan trọng. Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp

quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trường tiểu học” đã đi sâu vào nghiên

cứu thực trạng một cách khá cụ thể để đi vào khảo sát đối tượng nghiên cứu được đặt ra trong phạm vi đề tài.

Thông qua khảo sát thực trạng có thể thấy: HT nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc quản lí các hoạt động nói chung và quản lí hoạt động của TCM nói riêng, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới QLGD và yêu cầu GD&ĐT trong thời kỳ mới. Điều này chứng tỏ các nhà quản lí đã có những giải pháp nhất định để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên một số mặt trong công tác quản lí hoạt động của TCM vẫn còn những tồn tại, hạn chế bất cập như: vai trò của TCM chưa được các cấp quản lí và GV nhận thức đầy đủ, năng lực một số TTCM, TPCM chưa đáp ứng yêu cầu, quy chế tổ chức hoạt động TCM chưa chặt chẽ, chưa quan tâm chăm lo đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của TCM; chế độ chính sách của đội ngũ TTCM chưa được quan tâm đúng mức, chưa phù hợp, công tác KT - ĐG đôi lúc còn thiếu khách quan khoa học.

Trên cơ sở đánh giá được thực trạng, sáng kiến đã đưa ra 6 giải pháp quản lí hoạt động của TCM ở các trường tiểu học.

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TCM.

Giải pháp 2: Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí cho đội ngũ TTCM. Giải pháp 3: Đổi mới quy chế tổ chức và hoạt động TCM ở trường tiểu học Giải pháp 4: Đổi mới công tác KT - ĐG chất lượng hoạt động của TCM Giải pháp 5: Bảo đảm các điều kiện vật chất, tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động cho TCM.

Nội dung của các giải pháp, điều kiện và khả năng thực thi đều được phân tích kỹ và đặt trong nhiều tương quan. Có thể thấy ở đây, có những vấn đề thuộc về nhận thức của người quản lí, có những vấn đề thuộc về các hoạt động cụ thể có thể lượng hoá. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận, sáng kiến “Giải pháp

quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trường tiểu họclà một sáng kiến hoàn toàn đúng đắn và có khả thi đối với trường tiểu học nói chung và trường của tôi đang công tác nói riêng. Với 6 giải pháp trên, đã được tôi áp dụng một cách triệt để trong quá trình quản lí chỉ đạo thời gian qua, qua khảo sát nắm bắt và ban đầu đạt được những kết quả khả quan.

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cần có chương trình, kế hoạch đào tạo BDTX về nghiệp vụ quản lí nhằm giúp đội ngũ TTCM, TPCM các trường tiểu học trong toàn huyện, nâng cao trình độ, cập nhật lý luận khoa học quản lí hiện đại, cập nhật các yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Trên cơ sở Điều lệ trường tiểu học, Phòng GD&ĐT cần cụ thể hơn nữa vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của TCM. Văn bản chỉ đạo phải bám sát chất lượng đội ngũ, tình hình hoạt động của các TCM ở tất cả các trường trong toàn toàn huyện.

- Cần đầu tư CSVC, tài chính hợp lí đáp ứng các yêu cầu của TCM như: đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá HS, áp dụng các PPDH hiện đại thông qua các hệ thống thông tin liên lạc...vv. Đầu tư các phòng năng khiếu có trang bị đầy đủ các thiết bị như máy tính, internet, máy chiếu. Cần đổi mới hình thức đánh giá thi đua đối với tập thể, cụ thể là TCM. Cần quan tâm đến quyền lợi vật chất một cách đúng mức khi đặt ra các danh hiệu thi đua.

3.2.2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường

Chỉ đạo sát sao các tổ chuyên môn từ khâu xây dựng kế hoạch và suốt quá trình thực hiện kế hoạch.

TCM, kiểm tra đánh giá về kế hoạch, quá trình tổ chức, các biện pháp chỉ đạo đến kết quả sinh hoạt TCM.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của các bộ phận trong nhà trường rõ ràng để tổ trưởng nắm được phạm vi, giới hạn, trách nhiệm của mình trong vấn đề quản lí, chỉ đạo tổ chức và thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn.

3.2.3. Đối với giáo viên

Thực hiện tốt các nhiệm vụ của GV được quy định trong Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định của nhà trường. Tích cực chủ động trong việc giảng dạy HS, đổi mới PPDH, khi có khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phản ánh với tổ trưởng hoặc ban giám hiệu, chủ động đề xuất những sáng kiến hay trong sinh hoạt tổ chuyên môn.

Những kết quả nghiên cứu trên đây dù sao cũng mới chỉ là bước đầu. Dẫu rất cố gắng, song với phạm vi, đối tượng khảo sát và yêu cầu khoa học của đề tài, chúng tôi chắc chắn rằng, vấn đề còn phải tiếp tục được suy nghĩ, đào sâu, bổ sung. Mong rằng, trong công việc thực tế của bản thân, tôi sẽ có điều kiện nâng cao nhận thức, thâm nhập sâu hơn vào thực tiễn, thể nghiệm các giải pháp đã đề xuất, để nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM ở nhà trường mà mình tham gia quản lí.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lí hoạt động của tổ chuyên môn trường tiểu học (Trang 43 - 45)