DỰ BÁO LƯỢNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NĂM
4.1 Tăng trưởng GDP
Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6,8% năm 2019 do Quốc hội đề ra, ngành công nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng GDP công nghiệp tăng khoảng 8% so với năm 2018; tỷ trọng công nghiệp trong GDP khoảng 28,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9%-10%. Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu này, thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của ngành công thương thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 01/01/2019 của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Hai là, ưu tiên mọi nguồn lực để hoàn thành những công trình trọng điểm và then chốt nhằm gia tăng năng lực sản xuất; giải quyết cơ bản các khó khăn, tồn tại của những dự án kém hiệu quả, thua lỗ của ngành công thương.
Ba là, phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Từng bước thực hiện các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp.
Nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP, ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ để khắc phục những bất cập về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, cũng như chính sách riêng biệt cho các ngành có đặc thù riêng.
Bốn là, tích cực thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty trong các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế để khơi thông nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lớn của nền kinh tế.
Năm là, đảm bảo tiến độ các dự án nguồn điện được giao tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh đặc biệt các dự án nhiệt điện tại miền Nam; xây dựng trình Chính phủ Quy hoạch điện VIII. Khai thác tối ưu các nguồn năng lượng, đặc biệt là nguồn thủy điện, nguồn nhiên liệu khí và nguồn than trong nước và nhập khẩu than; đưa các nhà máy điện mới vào khai thác đúng tiến độ và ổn định.
Sáu là, tiếp tục bám sát thị trường, điều kiện thực tế để có các giải pháp tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh dầu khí và than linh hoạt, phù hợp theo quy định, đảm bảo theo kế hoạch được duyệt, đảm bảo đủ than cấp cho sản xuất điện.
Bảy là, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Kịp thời thực hiện các giải pháp cụ thể, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường.
Nghiên cứu khả năng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định của WTO và các FTA đã ký kết để bảo vệ ngành thép Việt Nam trước áp lực cạnh tranh của sản phẩm thép nhập khẩu. Đặc biệt,
nhanh chóng ngăn chặn sản phẩm thép cuộn sử dụng trong xây dựng với nguy cơ bị gian lận dưới dạng thép khác để trốn thuế.