DỰ BÁO LƯỢNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NĂM
4.3 Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển
Thứ nhất, cần đưa những cơ hội và thách thách thức liên quan đến Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào như là một nội dung bắt buộc của việc phân tích bối cảnh để điều chỉnh những thông số của các kế hoạch phát triển trung và dài hạn, đặc biệt là chương trình đầu tư hạ tầng lớn, trước hết là Internet, thông tin, truyền thông v.v…
Thứ hai, cần tăng cường nâng cao nhận thức của các cơ quan hoạch định chính sách cũng như khu vực doanh nghiệp( nhất là đối với các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, khai thác tài nguyên, công nghiệp chế tạo do các ngành này có khả năng chịu nhiều tác động) và khu vực ngân hàng về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư nhằm tránh các khoản đầu tư sai, qua đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Thứ ba, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo: (i) thúc đẩy thiết lập các cụm liên kết ngành; (ii) dành ưu tiên đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng gắn với việc cải thiện tính kết nối (mở rộng độ bao phủ, tăng tốc đọ truy cập và hạ giá sử dụng Internet); (iii) phát triển thị trường vốn dài hạn, và thúc đẩy sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm gắn với phát triển công nghệ và sáng tạo;
Thứ tư, thực hiện chính sách công nghiệp phù hợp để (i) tăng cường mối liên kết chặt chẽ hơn giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI, đặc biệt là có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và một số doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong các lĩnh vực ứng dụng và phát
triển công nghệ, nhất là công nghệ trung bình và công nghiệp phụ trợ gắn với các chuỗi giá trị toàn cầu; (ii) thúc đẩy một sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước, khu vực doanh nghiệp và các trường đại học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển một số ngành chọn lọc, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự lớn, đặc biệt với ngành công nghiệp của Việt Nam. Đi lên từ một đất nước thuần nông, trỗi dậy từ đám tro tàn sau bao nhiêu năm bị bóc lột và chiến tranh, trờ thành một đấu nước với xu hướng xã hội chủ nghĩa, ắt hẳn việc tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0 quả là không hề dễ dàng.
Qua bài tiểu luận trên đây, ta phần nào có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu, và định hướng hướng đi cho ngành công nghiệp Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 . Đó không phải một con đường dễ dàng, nhưng cũng không phải quá khó khăn, khi chúng ta có những cơ sở ban đầu, cùng tài nguyên quan trọng nhất-những con người xuất sắc, thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh.
Tựu chung lại, bài tiểu luận bao hàm sự đánh giá về ngành công nghiệp Việt Nam, qua ảnh hưởng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 . Đây cũng là một phần trong chính cuộc sống của chúng ta hiện nay, khi mọi thứ đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng đến ta từng phút, từng giây, như các bạn có thể cảm nhận thấy.