DỰ BÁO LƯỢNG XUẤT KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NĂM
4.2 Tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp
Thứ nhất, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động về bản chất, nội dung và yêu cầu của CMCN 4.0 và tác động của nó đến nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động - việc làm theo hướng vừa tích cực có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì và tiếp tục phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, hỗ trợ người lao động trong đào tạo và tái đào tạo để thích ứng với bối cảnh mới.
Thứ ba, trang bị tay nghề, giáo dục thái độ lao động mới để người lao động sẵn sàng đáp ứng yêu cầu việc làm cả hiện tại và sau này.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động, có cơ chế thúc đẩy sự kết nối giữa cung và cầu lao động, bảo đảm cầu lao động định hướng cho cung một cách hiệu quả.
Để tăng NSLĐ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, việc đảm bảo an sinh xã hội là vấn đề vô cùng quan trọng, đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội. Tuy nhiên, chúng ta không thể lảng tránh các thách thức đó mà cần đối mặt và vượt qua nó. Một trong những chiến lược thông minh để vượt qua các thách thức đó là tận dụng các cơ hội mà chính cuộc cách mạng này đem lại đối với chính sách an sinh xã hội.
Suy cho cùng, cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tăng NSLĐ chính là yếu tố quyết định tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. NSLĐ cao đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, chống tụt hậu so với
các nước trong khu vực. Đối với Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung, câu chuyện tăng NSLĐ dường như chưa bao giờ hết “nóng”!