Các mô hình chính lan truyền sóng trong thông tin di động

Một phần của tài liệu Tối ưu hoá mạng thông tin di đông GSM (Trang 38 - 40)

Mô hình truyền sóng Hata

Công thức Hata (tính suy giảm đường truyền):

Lp(đô thị) = 69,55 + 26,16.logf – 13,82.log(hb) – a(hm) + [44,9 – 6,55log(hb)].logd (3.7) Trong đó:

Lp(đô thị): suy hao đường truyền đối với đô thị đông dân [dB] f: tần số sóng mang (150÷1500) MHz

hm: chiều cao anten máy di động (1÷20) m

d: khoảng cách từ trạm gốc đến máy di động (1÷20) km Hệ số hiệu chỉnh anten a(hm)

a(hm) = (1,1.logf – 0,7).hm – (1,56.logf – 0,8) (3.8) Công thức tính suy hao cho vùng ngoài đô thị:

Lp(ngoại ô) = Lp(đô thị) – 2.[log(f/28)]² - 5,4 (3.9) Lp(nông thôn) = Lp(đô thị) – 4,78(logf)² + 18,33.logf – 40,94 (3.10) Mô hình Hata được sử dụng rộng rãi nhưng trong một số trường hợp đặc biệt nó không dáp ứng được.

Mô hình COST 231

COST (Collaborative studies in Science and Technology - Cộng tác nghiên cứu khoa học và công nghệ). COST231 bao gồm những vấn đề liên quan tới vô tuyến của cell và những mô hình truyền sóng. Một Microcell được COST231 định nghĩa là một cell nhỏ với phạm vi từ 0,5 đến 1 km, trong phạm vi này anten gốc nói chung được đặt thấp hơn độ cao của toà nhà cao nhất.

Anten trạm gốc của cell lớn hoặc cell nhỏ nói chung đều được đặt phía trên của toà nhà cao nhất. Cell nhỏ của GSM được giới hạn trong phạm vi bán kính khoảng 1÷3 km, trái lại cell lớn có thể mở rộng phạm vi bán kính lên tới 35 km. Dựa trên cơ sở này, COST đưa ra mô hình Hata COST231.

Mô hình Hata COST231

Dải tần hoạt động của mô hình nay là từ 1500 ÷ 2000 MHz ở đô thị hoặc ngoại ô. Ta có công thức:

Lp= 46,3 + 33,9.logf –13,82.loghb – a(hm) + (44,9 – 6,55.loghb).logd + Cm (3.11) Trong đó:

Lp: suy hao đường truyền (dB) f: tần số hoạt động (MHz) hb: độ cao anten trạm gốc (m) hm: độ cao anten MS (m) a(hm): hệ số hiệu chỉnh anten

d: khoảng cách từ trạm gốc đến MS (km)

= 3 dB đối với trung tâm đô thị  Mô hình SAKAGAMIKUBOL

Đây là mô hình đáng quan tâm bởi các lý do sau: 1. Nó đưa ra rất nhiều tham số cho môi trường đô thị.

2. Nó có thể đáp ứng được trên phạm vi tần số 450÷2200 MHz.

3. Nó đưa ra những qui định hợp lệ đối với những độ cao của anten trạm gốc thấp hơn đỉnh các toà nhà, để tạo ra mô hình hữu ích cho ứng dụng của Microcell.

Công thức của mô hình này là:

Lp = 100 – 7,1.logW + 0,023.φ + 1,4.log(hs) + 6,1.logH – [24,37 –3,7.(H/hb)2].log(hb) + (43,42 – 3,1.log(hb)).logd + 20logf + exp[13(logf – 3,23)] (3.12)

Trong đó:

Lp: suy hao [dB]

W: bề rộng của đường tại điểm thu ( 5÷50 m )

φ: góc giữa trục của đường với đường thẳng nối từ anten trạm gốc đến máy di động

hs: độ cao của tòa nhà có đặt anten trạm gốc phía điểm thu (5÷80 m) H: độ cao trung bình của các toà nhà xung quanh điểm thu (5÷50 m) hb: độ cao của anten trạm gốc tại điểm thu (20÷100 m)

H: độ cao trung bình của các tòa nhà xung quanh trạm gốc (H > hb) d: khoảng cách giữa trạm gốc và điểm thu (0,5÷10 km)

f: tần số hoạt động (450÷2200 MHz)

Một phần của tài liệu Tối ưu hoá mạng thông tin di đông GSM (Trang 38 - 40)