Mẫu tái sử dụng tần số 7/21

Một phần của tài liệu Tối ưu hoá mạng thông tin di đông GSM (Trang 66 - 68)

Mẫu 7/21 có nghĩa là các tần số sử dụng được chia thành 21 nhóm ấn định trong 7 trạm gốc. Khoảng cách giữa các trạm đồng kênh là D = 7,9R.

Bảng 4.5: Mẫu tái sử dụng tần số 7/21

Hình 4.14: Mẫu tái sử dụng tần số 7/21

Ta thấy mỗi cell chỉ được phân bố tối đa 2 sóng mang.

Như vậy với khái niệm về kênh như đã nói ở phần trước. Phải có một khe thời gian dành cho BCH và có ít nhất một khe thời gian dành cho SDCCH, số khe thời gian dành cho kênh lưu lượng của mỗi cell còn (2 x 8 – 2) = 14 TCH. Tra bảng Erlang-B (Phụ lục), tại GoS = 2 % thì mỗi cell có thể cung cấp một dung lượng 8,2003 Erlang. Giả sử mỗi thuê bao chiếm 0,033 Erlang, như vậy một cell có thể phục vụ được 8,2003/0,033 = 248 thuê bao.

Nhận xét:

Khi số nhóm tần số N giảm (21, 12, 9), nghĩa là số kênh tần số có thể dùng cho mỗi trạm (∑ /N) tăng thì khoảng cách giữa các trạm đồng kênh D sẽ giảm 7,9R; 6R; 5,2R. Điều này nghĩa là số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên là: 248; 664 và 883, nhưng đồng thời nhiễu trong hệ thống cũng tăng lên.

Như vậy, việc lựa chọn mẫu sử dụng lại tần số phải dựa trên các đặc điểm địa lý vùng phủ sóng, mật độ thuê bao của vùng phủ và tổng số kênh ∑ của mạng.

−Mẫu 3/9: số kênh trong một cell là lớn, tuy nhiên khả năng nhiễu cao. Mô hình này thường được áp dụng cho những vùng có mật độ máy di động cao. −Mẫu 4/12: sử dụng cho những vùng có mật độ lưu lượng trung bình. −Mẫu 7/21: sử dụng cho những khu vực mật độ thấp.

Một phần của tài liệu Tối ưu hoá mạng thông tin di đông GSM (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w