0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tác động môi trường do chất thải chăn nuô

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM (Trang 26 -29 )

Chất thải chăn nuôi tác động đến hầu hết các thành phần môi trường ( Đất, nước mặt, nước ngầm, không khí… ), tuy nhiên vì điều kiện và năng lực nghiên cứu hạn chế chúng tôi chỉ đánh giá tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường nước theo một số chỉ tiêu cơ bản.

Chúng tôi đã phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt ở 3 khu vực có khoảng cách trong vòng 100m tính từ hàng rào bao quanh cơ sở chăn nuôi, mỗi khu vực lấy mẫu ở 5 vị trí. Kết quả như sau:

Bảng 4. Tác động đến môi trường nước từ chất thải chăn nuôi

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số liệu đo được

TCN 678 – 2006

Số lần cao hơn TCN Nhu cầu oxi hóa học

(COD)

mg/l 120,08 10 12,0

Nhu cầu oxi sinh học ( BOD ) mg/l 123,08 6 20,5 Coliform MPN/ 100ml 5719 800 7,2 Ecoli MPN/ 100ml 3500 500 7,0 Salmonella % mẫu dương tính 20,0 0 -

Phân tích tại phòng Vệ sinh gia súc- Viện Thú y

Kết quả cho thấy nước mặt xung quanh cơ sở chăn nuôi bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh trầm trọng. Thể hiện ở: Nhu cầu oxi hóa học (COD): đạt 120,08 mg/l cao hơn 12 lần cho phép. Nhu cầu oxi sinh học (BOD): đạt 123,08 mg/l cao 20,5 lần cho phép, Colform đạt 5719 MPN/ 100ml cao hơn 7,2 lần cho phép và 20% số mẫu kiểm tra dương tính với salmonella - loại vi sinh vật không được phép có mặt trong nước dùng trong chăn nuôi. Mật độ Ecoli cũng cao hơn nhiều lần mức cho phép: đạt 3500 MPN/ 100ml - cao hơn mức cho phép 7 lần.

Ô nhiễm môi trường nước bề mặt các thủy vực lân cận cơ sở chăn nuôi là kết quả lan truyền ô nhiễm từ phân, nước thải chăn nuôi, thậm chí ngay cả nước thải ra từ hầm biogas. Vì thế chúng tôi tiến hành những nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung dữ liệu cho kết quả đánh giá tác động môi trường từ chất thải chăn nuôi, bao gồm:

 Phân tích một số mẫu nước thải chăn nuôi trước và sau khi đi qua hầm biogas nhằm đánh giá mức độ cải thiện ô nhiễm sau xử lý và độ an toàn cho môi trường.

Kết quả phân tích được trình bày tại 2 bảng sau.

Bảng 5: Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu nước thải trước và sau xử lý biogas

TT Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Trước Biogas Sau Biogas TCN (678-2006) 1 pH 7.02 ± 0.24 6.90 ± 0.15 5 - 9 2 BOD mg/l 661.40 ± 278 384.60 ± 99 300 3 COD mg/l 2324.60 ± 1073 1349 ± 478.50 400 4 SS mg/l 4412.80 ± 400 2789.20 ± 500 500 5 Sunfua ( H2S ) mg/l 6.07 ± 3.51 5.78 ± 1.07 1 6 Amoniac (NH3) mg/l 2532 ± 64 151.40 ± 31 5 7 Nito tổng số ( N ) mg/l 218.80 ± 64 125 ± 35 150

Phân tích tại phòng Vệ sinh gia súc- Viện Thú y

Kết quả cho thấy đã có sự cải thiện đáng kể hàm lượng các chỉ tiêu kiểm tra mẫu chất thải lỏng sau xử lý biogas so với trước khi được xử lý. Tuy nhiên, đối chiếu với giới hạn mà tiêu chuẩn ngành quy định, chỉ có 2 chỉ tiêu là pH và lượng N tổng số là đạt tiêu chuẩn mức B, các chỉ tiêu còn lại đều vượt, thậm chí vượt gấp nhiều lần như COD (3-4 lần), SS (5-6 lần), Amoniac (hơn 30 lần)…Vì vậy nếu nước thải từ hầm biogas không trải qua các công đoạn xử lý khác nữa trước khi thải ra môi trường thì mức độ ô nhiễm vẫn còn khá cao.

Bảng 6: Chỉ tiêu sinh học trong chất thải chăn nuôi gà.

Mật độ vi sinh vật ( CFU/g)

Chỉ tiêu Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4

VKTS 7,32x105 8,71x107 4,34x107 6,24x106

E.Coli 4,56x103 6,76x103 4,52x103 4,62x103 Salmonella 9,41x104 7,26x104 6,43x103 5,75x104

Phân tích tại phòng Vệ sinh gia súc- Viện Thú y

Kết quả phân tích trong bảng cho thấy, trong phế thải chăn nuôi gà dạng rắn chứa quần thể vi sinh vật gây bệnh và trứng giun rất cao. Điều này cho thấy nguy cơ các mầm bệnh phát triển và bệnh tật lây nhiễm sang cho người dân là rất lớn khi người dân sử dụng trực tiếp loại phế thải này để bón cho rau màu hoặc thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM (Trang 26 -29 )

×