0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

xuất phương thức phù hợp

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM (Trang 31 -32 )

Công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái.

Để chăn nuôi phát triển vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống, thì công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để.

Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, lợi thế thị trường rất lớn, định hướng phát triển chăn nuôi hàng hóa cũng đã được xác định rõ, xu thế phát triển trang trại chăn nuôi có đầu tư cao diễn ra mạnh. Tốc độ đô thị hóa nhanh, đất ở đang bị chuyển đổi và chuyển nhượng vì sự hấp dẫn của giá cả dẫn đến mô hình chăn nuôi nông hộ sẽ dần mất đi. Trong bối cảnh đó giải pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi của huyện cần bám sát thực tế, hướng đến những giải pháp đồng bộ, triệt để và hiện đại. Trong đó chú trọng:

1. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Chuyển phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, hình thành những vùng chăn nuôi chuyên canh trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu như ở các địa phương khác, giải pháp khắc phục tổng thể là quy hoạch lại hệ thống chăn nuôi còn trì hoãn vì nhiều khó khăn thì Sóc Sơn không thể trì hoãn thêm nữa, vì mật độ dân cư ngày càng đông, chăn nuôi xen kẽ trong khu dân cư phải xóa bỏ để không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe của người dân đồng thời giảm

nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi, tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao.

2. Thứ hai là đón đầu, thử nghiệm và áp dụng kỹ thuật công nghệ chăn nuôi tiên tiến, hiện đại ( bổ sung vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các men, các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật có hại, ví dụ EM, đệm lót sinh thái. ..; chăn nuôi trong chuồng kín, chuồng lạnh…). Các tiến bộ khoa học sẽ giúp ngăn chặn từ nguồn ô nhiễm chất thải chăn nuôi.

3. Xây dựng và phát triển thêm nhiều hệ thống chăn nuôi thân thiện với môi trường như VAC, VC, AC, VACR và VACB. Tuỳ điều kiện cụ thể từng hệ thống sản xuất để lựa chọn mô hình trong đó việc định hướng chăn nuôi theo mô hình sinh thái VAC và sử dụng hầm biogas cần được quan tâm hơn cả.

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ XÃ VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM (Trang 31 -32 )

×