Tình hình sản xuất Biodiesel trong nước

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình este hoá dầu ăn đã qua sử dụng (Trang 30 - 32)

5. Các bước thực hiện đề tài

1.4.1.Tình hình sản xuất Biodiesel trong nước

Đi sau các nước trong việc phát triển nhiên liệu sạch nhưng Việt Nam cũng đã đạt

được những thành tựu bước đầu trong việc nghiên cứu chế biến dầu thực vật thành biodiesel. Chúng ta đã nghiên cứu chiết xuất thành công dầu diesel từ dầu mè, dầu hạt cao su, dầu ăn phế thải, từ mỡ cá basa, cá tra, nó đã mở ra một hướng mới cho việc nghiên cứu sử sụng nhiên liệu thay thế.

Năm 2001, nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn công nghệ chế biến dầu khí và Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc - hoá dầu (Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM) đã đầu nghiên cứu khả năng sản xuất biodiesel từ các nguồn dầu thực vật. Có thể nói, tại Việt Nam, khả năng sản xuất biodiesel từ nguồn dầu ăn phế thải là một trong những định hướng hoàn toàn khả thi. Có khả năng đây sẽ là lời giải đáp cho các dự án sản xuất biodiesel về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, quá trình này còn góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường do các nguồn dầu ăn thải gây ra từ các quá trình chế biến thực phẩm. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất tinh luyện dầu thực vật cũng như các xí nghiệp lớn, nhà hàng, quán ăn sử dụng dầu thực vật trong chế biến thực

nghìn tấn/năm sẽ là nguồn nguyên liệu rẻ tiền để sản xuất biodiesel. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ dân số đông dân nhất nước cũng là nơi mà mức độ ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây nên trầm trọng nhất. Vì vậy, Thành phố

Hồ Chí Minh nên là nơi đi tiên phong đầu tư nghiên cứu toàn diện vấn đề này để có thể

nhanh chóng đưa việc sử dụng biodiesel vào thực tế.

Hiện nay nhóm các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hoá dầu, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM đã tiến hành dự án "sản xuất thử nghiệm xây dựng quy trình công nghệ, thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất nhiên liệu Biodiesel từ dầu ăn phế thải với công suất 2 tấn/ngày". Nguồn nguyên liệu chủ yếu để

sản xuất biodiesel là dầu ăn phế thải và metanol. Nguồn dầu ăn phế thải, phế phẩm sẽ được thu gom từ các nhà máy tinh luyện dầu ăn (Nhà máy dầu ăn Nhà Bè: 50 tấn/tháng; Nhà máy dầu ăn Tân Bình: 50 tấn/tháng), các nhà máy chế biến thực phẩm có sử dụng dầu ăn (Công ty Masan - mì ăn liền Chinsu: 8 - 10 tấn/tháng; Công ty Vietnam Northern Viking Technologies NVT: 1,2 tấn/tháng), và một số nhà hàng, quán ăn, cơ sở chế biến thực phẩm nhỏ (Saigon New World, KFC,...). Theo ước tính, lượng dầu thải từ những khu vực này có thể lên đến 4 - 5 tấn/ngày. Theo các chuyên gia vềđộng cơ diesel, tất cả

các loại động cơ diesel sản xuất từ năm 1994 đến nay đều có thể sử dụng biodiesel an toàn.

* Thuận lợi

- Không cạnh tranh nguồn nguyên liệu với các ngành khác.

- Giảm một lượng lớn chi phí để xử lý các phế phẩm này khi thải ra môi trường. - Giá cả nguyên liệu thấp giúp giảm được chi phí sản xuất, tạo được khả năng cạnh tranh cho nhiên liệu.

- Chỉ một nhà máy sản xuất mì ăn liền, mỗi tháng cũng đã thải ra 8 - 10 tấn dầu

ăn đã qua sử dụng và các nhà máy sản xuất dầu ăn cũng thải ra một lượng không nhỏ. Ngoài ngành chế biến thực phẩm công nghiệp, các nhà hàng, quán ăn cũng thải ra một lượng dầu ăn đáng kể.

* Khó khăn

Một số nhược điểm chung của dầu ăn đã qua sử dụng khi chuyển hóa thành biodiesel:

- Có sự hiện diện của axit béo tự do và nước gây cản trở cho phản ứng chuyển hóa dầu thành Biodiesel và khó khăn trong khâu tách sản phẩm sau này.

- Các hợp chất dimer và trimer hình thành trong quá trình chiên rán ảnh hưởng

đến một số tính chất của nhiên liệu biodiesel sau này như hàm lượng các chất lắng condradson.

- Sau quá trình chiên rán, các hợp chất chống oxy hóa bị phân hủy, mà đây là tác nhân giúp chống lại quá trình oxy hóa. Cho nên dầu chiên rán cũng như mỡ động vật dễ bị oxy hóa hơn khi so sánh với dầu thực vật.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình este hoá dầu ăn đã qua sử dụng (Trang 30 - 32)