Tình hình sử dụng dầu thực vật đã qua sử dụng

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình este hoá dầu ăn đã qua sử dụng (Trang 29 - 30)

5. Các bước thực hiện đề tài

1.3.4.Tình hình sử dụng dầu thực vật đã qua sử dụng

Hàng trăm nhà máy chế biến thực phẩm, hàng ngàn nhà hàng khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP.Hồ Chí Minh đã thải ra từ 4 đến 6 tấn dầu ăn phế thải mỗi ngày. Các loại dầu ăn phế thải này đang được các nhà khoa học cảnh báo khả năng gây ung thư đặc biệt nghiêm trọng. Vì khi bị chưng cất ở nhiệt độ cao, dầu ăn đã chuyển hóa một phần thành andehit, peroxit, những chất rất có hại cho cơ thể, có khả

năng gây ung thư.

Dầu ăn đã bị biến đổi nhiều về mặt hóa học và vật lý, tạo ra nhiều hợp chất hóa học không mong muốn sau một số lần tái sử dụng và chúng không thể sử dụng để nấu ăn

Trước đây, các loại dầu này được sử dụng làm thức ăn gia súc. Nhưng kể từ năm 2002, việc sử dụng dầu thải từ quá trình nấu ăn làm thức ăn gia súc đã bị nghiêm cấm ở

các nước châu Âu và một số quốc gia khác bởi vì các chất có hại trong dầu có thể quay lại trong chuỗi thức ăn thông qua các sản phẩm thịt. Vì vậy, người ta phải tìm ra những cách khác để tận dùng nguồn phế phẩm này mà không gây hại cho con người. Sản xuất ra các loại nhiên liệu sinh học như biodiesel là một trong những hướng sử dụng có hiệu quả nhất các loại dầu phế thải từ chiên rán. Tuy nhiên, việc sản xuất biodiesel từ loại nguyên liệu này thì bị hạn chế vì sự hiện diện của các hợp chất không mong muốn, đặc biệt là các axit béo tự do và nước. Các sản phẩm không mong muốn như các dime và trime hình thành trong suốt quá trình nấu nướng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến các tình chất của biodiesel như cặn lắng cacbon. Vì thế, việc sử dụng dầu phế thải cho sản xuất biodiesel bị giới hạn và phụ thuộc vào mức độ biến chất của dầu ăn trong suốt quá trình nấu nướng.

Một phần của tài liệu Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình este hoá dầu ăn đã qua sử dụng (Trang 29 - 30)