Đặc điếm hành động phân tích của học sinh trong quá trình giả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động phân tích của học sinh lớp 3 qua môn đạo đức và môn tiếng việt (Trang 26 - 33)

__ r

rr\   A• • s\ J

Tiêng việt

Đe kiểm tra hành động phân tích của học sinh lớp 3 ở môn Tiếng việt, chúng tôi căn cứ vào việc đánh giá các bước học sinh thực hiện để giải quyết bài tập thuộc một dạng bài đã học, chúng tôi thiết kế một hệ thống bài tập (xem phụ lục) trong chương Tiếng việt từ dễ đến khó và kèm theo các câu hỏi gợi ý để học sinh phân tích.

Cách tiến hành cũng tương tự như môn Đạo đức, chúng tôi phát phiếu bài tập cho học sinh, quy định thời gian thực hiện, giáo viên thu lại để đánh giá lập bảng.

Chúng tôi đánh giá theo các tiêu chí sau:

Mức khá - giỏi: học sinh trả lời đúng các câu hỏi gợi ý và giải thích chính xác các bài tập, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.

Mức trung bình: học sinh xác định đúng các dạng bài nhưng làm còn thiếu sót.

Mức dưới trung bình: học sinh không xác định được dạng bài, làm sai bài.

Ket quả thu được như sau:

Ket quả trên cho thấy sự phân bố không đồng đều giữa các mức đánh giá. Tỉ lệ học sinh đạt giỏi - khá cao, tương đương với tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình thấp. Điều này cho thấy mức độ thực hiện hành động phân tích của các em phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như sau: Khi học sinh thực hiện bài tập đọc thầm đoạn văn và làm bài tập: Đường bờ ruộng sau đêm

mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ.Tan học về, các

bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi.Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trướt chân xuống ruộng.

Chọt một cụ già từ phía trước đi lại.Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bò cỏ còn cụ già đi trên mặt đường trơn, vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng đường ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ.

Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã.

Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: - Cụ để cháu dắt tay em bé.

Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói:

- Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu.

Các em vội đáp:

- Thưa cụ , cụ đừng bận tâm ạ.Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

( Theo Đạo đức lớp 3, NXBGD -1978) Dựa vào nội dung bài học, khoanh tròn vào ý đúng nhất:

Câu 1: Hương và các bạn gặp bà cụ và em nhỏ trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cũng đi trên con đường trơn như đổ mỡ.

B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bò' cỏ. c. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ.

Câu 2: Hương và các bạn đã làm gì?

A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua đường lội. B. Nhường cho hai bà cháu.

Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học chăm làm.

B. Đi đến nơi về đến chốn.

c. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.

Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu “ Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ”, là:

A. Đổ. B. mỡ c. trơn

Câu 5: Câu “Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ” được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C.Ai thế nào?

Có 53,84% học sinh lóp 3A3 và 40% học sinh lóp 3A4 đạt mức điểm khá giỏi. Tỉ lệ này tương đối cao. Các em phân tích đề bài đúng, xác định được bài đã cho thuộc dạng bài “đọc hiểu” mà các em đã hoc. Có được kết quả như trên là do các em tìm hiểu bài khá chắc. Đồng thời, các phương pháp, kĩ năng phân tích, tính toán cũng khá thành thạo. Điều này cho thấy mức độ thực hiện hành động phân tích ở nhũng học sinh này khá sâu sắc và đầy đủ.

Có 38,47% học sinh lóp 3A3 và 44% học sinh lóp 3A4 đạt mức điểm trung bình, các em vẫn chưa hiểu kĩ đoạn văn. Nguyên nhân có thể do các em còn cẩu thả chưa đọc kĩ đoạn văn nên dẫn tới nhầm lẫn, sai sót trong chọn đáp án đúng nhất.

Có 7,69% học sinh lớp 3A3 và 16% học sinh lớp 3A4 đạt mức điểm dưới trung bình. Do các em không hiểu bản chất nội dung của câu chuyện trên, dẫn đến lạc đề, chọn sai hoàn toàn.

2.2.2. Đặc điếm hành động phân tích của học sinh trong quá trình lập một

đoạn bài văn

Đe kiếm tra hành động phân tích của học sinh, chúng tôi yêu cầu học sinh lập một đoạn văn từ gợi ý cho trước, bao gồm bài tập sau:

Bài tập 2: viết một đoạn văn ngắn. Cách tiến hành như sau:

Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh, quy định thời gian thực hiện, giáo viên thu lại để đánh giá theo các tiêu chí sau:

Mức khá - giỏi: học sinh sắp xếp đúng các câu văn gợi ý và dựa vào đó viết được đoạn văn chính xác.

Mức trung bình: học sinh sắp xếp gần đúng nên viết đoạn văn không được đúng trình tự.

Mức dưới trung bình: học sinh sắp xếp sai các câu văn gợi ý nên đoạn văn sai hoàn toàn.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: tỉ lệ học sinh đạt mức điểm khá giỏi ở dạng bài 1 cao hơn dạng bài 2. Và tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình ở dạng bài 2 cao hơn dạng bài 1. Như vậy, dạng bài 2 gây nhiều khó khăn hơn cho học sinh so với dạng bài 1 .Cụ thể như sau:

Đối với dạng bài 1: sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn ngắn.

Ví dụ: cho các câu văn sau:

Buổi sớm em đi học các vòm me đan vào nhau tưởng như chúng chụm đầu trò chuyện.

Bảng 5: Hành động phân tích của học sinh trong quá trình lập một đoạn văn ngắn.

Lớp Kết quả Dạng Giỏi - khá Trung bình Dưới trung bình 3A 3 (26 học sinh) 1 61,54% 30,77% 7,69% 2 50% 38,46% 11.54% 3A 4 (25 học sinh) 1 52% 32% 16% 2 36% 40% 24%

Xe máy xe đạp tấp nập trên mặt đường trơn bóng.

Từ nhà đến trường em có thể đi qua các ngả đường khác nhau nhưng em thích nhất vẫn là đi qua đonạ đường Nguyễn Du.

Đoạn đường này ngắn và đẹp.

Em và các bạn bảo nhau không vứt rác bừa bãi để con đường luôn sạch đẹp. Lòng đường được hàng me hai bên che mát.

Em yêu quý con đường đi đến trường.

Đối với dạng bài 1: sắp xếp các câu thành đoạn văn ngắn.

Kết quả thu được khá khả quan, có 61,54% học sinh lóp 3A3 và 48,57% học sinh lóp 3A4 đạt mức điểm khá - giỏi. Có thể thấy do yêu cầu gắn với

hình ảnh trục quan nên việc thực hiện hành động phân tích của học sinh không mấy khó khăn. Nguyên nhân là do tư duy trực quan ở học sinh, trong giai đoạn này vẫn chiếm un thế hơn so với tư duy trừu tượng.

Có 30,77 % học sinh lớp 3A3 và 40% học sinh lớp 3A4 đạt mức điểm trung bình, các em làm được hầu hết các câu hỏi gợi ý nhưng lại sắp xếp thừa hoặc thiếu dữ kiện.

Tỉ lệ đạt điểm dưới trung bình ở lớp 3A3 là 7,69% và học sinh lóp 3A4 là 11,3%.

Đối với dạng toán 2: viết một đoạn văn ngắn nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:

- Quê em ở đâu?

- Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? - Cảnh vaath đó có gì đáng nhớ?

- Tinh cảm của em đối với quê hương mình?

Khác với bài tập dạng toán 1, học sinh sẽ không phải sắp xếp thành đoạn văn mà phải tự viết một đoạn văn ngắn . Ta nhận thấy chất lượng làm bài không cao. Bởi vậy tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi không cao bằng dạng bài 1, trong khi tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình lại nhiều hơn.

Qua các bài khảo sát ở môn tiếng việt cho thấy rằng mức độ thực hiện hành động phân tích của học sinh là khá đầy đủ và sâu sắc. Hành động phân tích bắt đầu có sự liên kết giữa các thao tác, tuy rằng sự liên kết chặt chẽ giữa các thao tác chỉ có ở một số ít học sinh. Các em cũng đã thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức cũ trong việc làm các bài tập có liên quan.

Qua kết quả thực nghiệm phát hiện và phân tích trên đây ở hai môn tiếng việt và Đạo đức, chúng tôi rút ra được một số nhận xét về đặc điểm hành động phân tích của học sinh lóp 3 như sau:

- Đại đa số học sinh đã thực hiện được hành động phân tích. Các thao tác của hành động phân tích đã có sự sắp xếp và liên kết với nhau. Học sinh sử dụng các công cụ tri thức khá hiệu quả và linh hoạt. Song ở một số học sinh do chưa nắm vững kiến thức cũ hoặc do kĩ năng, phương pháp còn yếu nên việc thực hiện hành động phân tích của các em còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn.

- Hành động phân tích của học sinh lóp 3 vẫn dựa vào các hình ảnh trực quan do tư duy cụ thể vẫn chiếm iru thế hơn so với tư duy trìru tượng.

- Trình độ thực hiện hành động phân tích không đồng đều giữa các học sinh.

- Trong quá trình dạy học, giáo viên vẫn chưa có sự quan tâm sát sao đế trình độ của học sinh, chưa chú ý đến việc phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh trong giờ học, các em chưa được làm việc nhiều, chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến hành động phân tích còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động phân tích của học sinh lớp 3 qua môn đạo đức và môn tiếng việt (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w