Khái quát tình hình hoạt động của các DNV&N cĩ quan hệ tín dụng với VP Bank

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngânhàng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) tại VP Bank (Trang 25 - 29)

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI VP BANK

1.Khái quát tình hình hoạt động của các DNV&N cĩ quan hệ tín dụng với VP Bank

1.1. Tổng quan về các DNV&N cĩ quan hệ tín dụng với VPBank

Để cĩ một cái nhín tổng quát và khách quan nhất về hoạt động tín dụng của VP Bank đối với DNV&N trước hết ta xem xét về số lượng doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này trong thời gian gần đây.

Theo số liệu của bảng 8 và 9 dưới đây cho thấy năm 2000 VP Bank đã đầu tư cho 175 DNV&N thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như các ngành, lĩnh vực khác nhau, năm 2001 đã tăng được 15 doanh nghiệp với tổng số là 190 doanh nghiệp, năm 2002 tổng số là 210 doanh nghiệp tăng 20 doanh nghiệp tương ứng 10,5% so với năm 2001. Việc tăng này là do chính sách của Nhà nước làm cho số lượng DNNN được cổ phần hố nhiều hơn, mặt khác, đĩ cũng là do sự nỗ lực cố gắng mở rộng hoạt động tin dụng của VP Bank. Nhìn chung đây là một kết quả đáng khích lệ đối với VP Bank, tuy nhiên nhìn một cách tổng quát so với nền kinh tế thì lại là rất nhỏ. Vì theo thống kê ở Vệt Nam hiện nay trong tổng số doanh nghiệp cĩ trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy thị phần đầu tư vốn tin dụng cho DNV&N của VPBank là rất nhỏ bé. Tuy nhiên các DNV&N đủ điều kiện vay vốn khơng phải là tất cả mà lại rất ít

Bảng 8: CƠ CẤU DNV&N CĨ QUAN HỆ TÍN DỤNG VỚI VP BANK CHIA THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Chỉ tiêu 2000 2001 2002

1-Doanh nghiệp NN 7 7 8

2-HTX, tổ hợp tác 14 11 10

3- Cơng ty TNHH 27 37 37

4-Cơng ty hợp doanh 25 27 31

5-Cơng ty tư nhân 47 45 50

6- Cơng ty cổ phần 25 28 36

7-Hộ sản xuất cĩ đăng ký 30 35 38

(Nguồn: Báo cáo phịng tổng hợp)

Trong tổng số các DNV&N được VP Bank tài trợ vốn thuộc mọi loại hình doanh nghiệp, trong đĩ số DNNN chiếm tỷ trọng nhỏ và tốc độ tăng hàng năm rất chậm. Năm 2000 và 2001 VP Bank tài trợ vốn tín dụng cho 7 DNNN, năm 2002 tăng một doanh nghiệp so với năm 2001. Tỷ trọng DNV&N quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số DNV&N dao động trong khoảng 3-4%. Doanh nghiệp thuộc loại hình HTX, tổ hợp tác xã giảm theo thời gian, DNTN năm 2001 cĩ 45 doanh nghiệp giảm 2 DN so với năm 2000. Nguyên nhân của sự giảm xuống hai loại hình này là cĩ một số cơng ty làm ăn thua lỗ, khơng hiệu quả làm nợ quá hạn cũng như nợ khĩ địi tăng lên, thậm chí dẫn đến phá sản nên VP Bank thu hẹp quan hệ với các doanh nghiêp này. Cơng ty cổ phần ngày càng phát huy thế mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh nên quan hệ tín dụng với doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng hơn.

Bảng 9: CƠ CẤU DNV&N CĨ QUAN HỆ TD VỚI VP BANK CHIA THEO NGÀNH KINH TẾ

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số DNV$N Tỷ trọng % Số DNV$N Tỷ trọng % Số DNV$N Tỷ trọng % 1-Nơng nghiệp 51 29,1 42 22 40 19,1 2-Thương mại 72 41,1 79 41,5 85 40,4 3-Dịch vụ tiêu dùng 33 18,9 45 23,8 51 24,3 4- Các ngành khác 19 10,9 24 12,4 34 16,2 Tổng số 175 100 190 100 210 100

Nguồn: Báo cáo phịng tổng hợp

Xét về lĩnh vực hoạt động, VP Bank tập trung vào các ngành như Nơng nghiệp, Thương mại, Dịch vụ tiêu dùng và và một số ngành khác. Đây là những

ngành cĩ nhu cầu vốn nhỏ lẻ, khơng địi hỏi lượng vốn lớn như những ngành xây dụng, cơng nghiệp… Ở những lĩnh vực này chủ yếu là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh hoạt động. Trong năm 2000 cĩ 51 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nơng nghiệp chiếm 29,1% tổng số DNV&N tại VP Bank, năm 2001 cịn 42 doanh nghiệp giảm 9 doanh nghiệp so với năm 2000 và năm 2002 cịn 40 doanh nghiệp. Tất cả các ngành cịn lại đều tăng, chỉ duy nhất ngành nơng nghiệp giảm xuống. Nguyên nhân là do ngành nơng nghiệp ngày càng cĩ xu hướng thu hẹp lại. mặt khác, trên địa bàn VP Bank hoạt động đều là các thành phố lớn nên tốc độ đơ thị hố cao tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Nhìn chung lĩnh vực đầu tư tín dụng của VP Bank cịn rất hạn chế.

Mặc dù cĩ sự hỗ trợ vốn tín dụng của VP Bank song thực tế hoạt động của các doanh nghiệp này cịn bộc lộ những khĩ khăn, hạn chế về mọi mặt, trong đĩ cĩ khĩ khăn lớn nhất là về vốn và tín dụng

1.2. Một số khĩ khăn về vốn và tín dụng của các DNV&N cĩ quan hệtín dụng với VP Bank tín dụng với VP Bank

Cũng như các DNV&N nĩi chung, các DNV&N cĩ quan hệ tín dụng với VP Bank đều cĩ những khĩ khăn giống nhau. Đĩ là những khĩ khăn gặp phải từ khi thành lập, đăng ký kinh doanh, khi sản xuất đến khi tiêu thụ sản phẩm trong đĩ cĩ một hạn chế cơ bản, làm tiền đề cho những khĩ khăn khác đĩ là vấn đề về vốn và tín dụng.

Nhìn chung vốn đầu tư ban đầu của các DNV&N cịn rất hạn chế, quy mơ vốn trung bình của các doanh nghiệp này chỉ khoảng trên dưới 500 triệu thậm chí cịn thấp hơn nữa. Số doanh nghiệp cĩ vốn trên1tỉ là rất ít vì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngồi quốc doanh nguồn vốn được hình thành chủ yếu vào các nguồn như nguồn vốn tự cĩ, vay bạn bè người thân, vốn cổ phần và vốn vay ngân hàng, nhưng trong đĩ vốn tự cĩ vẫn là lớn nhất, vốn cổ phần rất hạn chế do uy tín để phát hành trên thị trường chứng khốn là khơng cĩ, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng vốn hoạt động. Vì vậy những doanh nghiệp ngồi cĩ quan hệ tín dụng với VP Bank thì ít cĩ khả năng vay thêm được từ ngân hàng

khác do hạn chế về tài sản bảo đảm. Vì thế việc tối đa hĩa hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ta cĩ thể khái quát các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong quan hệ tín dụng với VP Bank.

Thứ nhất: Đặc trưng của ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Để hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ cho vay VP Bank cũng như bất kì ngân hàng nào cũng địi hỏi ở khách hàng những thủ tục tín dụng rất phức tạp, dẫn đến chi phí giao dịch, làm cho những khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém đối với DNV&N. Chính những thủ tục và yêu cầu này dẫn tới một phần lớn các DNV&N khơng thể vay được tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai: Những thủ tục phức tạp và chi phí giao dịch cao làm cho ngân hàng ngại cho vay vì một khoản vay khơng lớn nhưng mức độ phức tạp cĩ thể lớn hơn hoặc bằng việc cho vay một khoản vay lớn. Mặc dù mấy năm gần đây liên tục giảm lãi xuất từ 1,05% tháng năm 1999 hiện nay chỉ cịn 0,85% tháng. Tuy nhiên mức lãi suất này cịn cao so với lợi nhuận của doanh nghiệp, hơn nữa lợi nhuận sẽ ít đi hơn nữa bởi khoản vay phải yêu cầu ký quỹ. Trong khi đĩ, các chi phí giao dịch phát sinh khơng thể bù lại được bằng lợi nhuận sinh ra.

Thứ ba: Hầu hết những khoản vay đều ngắn hạn chủ yếu từ 3 đến 6 tháng nên các DNV&N cho dù được phép vay vẫn khĩ tìm được nguồn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới cơng nghệ, trang thiết bị, máy mĩc.

Thứ tư: Các DNV&N đang trong giai đoạn đầu tư của quá trình phát triển, nên khả năng tích lũy vốn cịn hạn chế là khĩ khăn tất yếu. VP Bank trong mấy năm gần đây cho vay 100% cĩ tài sản thế chấp trong khi đĩ các DNV&N thường khơng đủ tài sản thế chấp hoặc cĩ tài sản nhưng tính hợp lệ khơng đầy đủ để VP Bank chấp nhận cho vay. Việc định giá tài sản chưa sát với giá thực tế gây khĩ khăn trong việc thống nhất giá cả vì vậy kế hoạch mở rộng sản xuất của DNV&N bị bỏ lửng.

Thứ năm: Như đã nêu trong đặc điểm của tín dụng ngân hàng rằng tín dụng phải dựa trên lịng tin. Thiếu sự tin tưởng vào nhau giữa VP Bank và DNV&N cũng là nguyên nhân gây hạn chế quan hệ tín dụng. Thực tế các

DNV&N khơng muốn bộc bạch hết với ngân hàng. Khơng muốn giải trình về dự án, phương án kinh doanh khơng muốn cung cấp các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khơng muốn mang tài sản để thế chấp. Nhiều doanh nghiệp vay ngân hàng với mục đích san sẻ rủi ro bằng cách vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, chứ khơng muốn mang tài sản của doanh nghiệp để thế chấp. Như vậy chính bản thân doanh nghiệp cịn chưa tin tưởng vào hiệu quả của phương án kinh doanh lại muốn VP Bank tin tưởng vào đầu tư vốn vào.

Thứ sáu: Một số DNV&N hiện nay chưa chủ động tạo lập nguồn vốn cho mình mà quá phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng. Trong khi đĩ vốn vay ngân hàng chỉ mang tính chất bổ sung phần thiếu hụt tối đa là 30% giá trị phương án. Nhưng thực tế kết cấu nguồn vốn của nhiều DNV&N hiện nay chưa hợp lý, nguồn vốn vay cịn cao. Như vậy ngân hàng khơng muốn cho vay trong trường hợp này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngồi ra cịn nhiều nguyên nhân khác nữa xuất phát từ phía ngân hàng như trình độ của cán bộ tín dụng chưa cao khơng đủ khả năng phân tích đánh giá khách hàng, tính khả thi của phương án. Cán bộ ngân hàng thiếu khả năng phán đốn và cĩ cách nhìn tồn diện về hiệu quả thực tế của phương án vay vốn nên chỉ quay quanh các tài sản mang tính vật chất bảo đảm trực diện. Vì vậy bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như tạo khĩ khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngânhàng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) tại VP Bank (Trang 25 - 29)