Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Hòa Bình (Trang 42 - 43)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình

3.1.2.1. Thực trạng về tình hình hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh

Theo nghị quyết 99/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của tỉnh, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 với một số kết quả đáng chú ý sau:

Năm 2014, trong bối cảnh chung của cả nƣớc, tăng trƣởng kinh tế của tỉnh có bƣớc phục hồi, nhƣng sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, sức mua chƣa đƣợc cải thiện nhiều, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm; nhƣng nợ tín dụng tăng trƣởng thấp. Nhìn chung kinh tế của tỉnh cơ bản ổn định, có bƣớc phục hồi với mức tăng trƣởng ƣớc đạt 10,5% (không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình), lạm phát đƣợc kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4%; đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ƣớc giảm còn 16,33% (giảm 2,57% so với cuối năm 2013), văn hóa, xã hội có bƣớc phát triển; tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, quốc phòng đƣợc bảo đảm.

Tuy nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh gây hại trên cây trồng và trên đàn gia cầm, gia súc vẫn xảy ra. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tăng trƣởng nhƣng chƣa cao, sức mua của thị trƣờng ở mức thấp. Dƣ nợ tín dụng còn thấp (10.980 tỷ đồng), nợ xấu có chiều hƣớng tăng (chiếm 3,2%/ tổng dƣ nợ). Công tác cải cách hành chính, giải quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt những kết quả thiết thực nhƣng chƣa có chuyển biến đột phá. Thu hút đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp có chiều hƣớng giảm sút, một số dự án đã đăng ký nhƣng gặp khó khăn trong việc huy động vốn và tiêu thụ sản phẩm. Tình trạng nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, quyết toán vốn đầu tƣ các công trình hoàn thành và giải phóng mặt bằng còn chậm. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi trƣờng, văn hóa, xã hội vẫn còn những mặt hạn chế. Tệ nạn xã hội và buôn bán ma túy còn diễn biến phức tạp.

3.1.2.2. Thực trạng về lao động, việc làm, trình độ lao động của địa phương:

Năm 2014, giải quyết việc làm ƣớc đạt 15.600 lao động. Tuyển sinh đào tạo nghề đƣợc 10.125 ngƣời đạt 60% kế hoạch năm, bằng 121% so với cùng kỳ 2013 (cả năm 2014 ƣớc đạt 17.000 ngƣời). Các vấn đề an sinh xã hội thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, chăm lo. Tỷ lệ hộ nghèo ƣớc giảm còn 16,33% (giảm 2,37% so với cuối năm 2013).Thông qua phát triển nguồn nhân lực, tỉnh tập trung cho công tác đào tạo dạy nghề, bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động, chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh đã đƣợc nâng lên đáng kể.

Tuy nhiên, công tác dạy nghề của tỉnh còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Việc triển khai dạy nghề cho ngƣời lao động của tỉnh chƣa đảm bảo tiến độ và chƣa đạt kế hoạch đề ra. Công tác tuyển sinh đào tạo nghề hệ cao đẳng, trung cấp nghề còn ở mức thấp. Mô hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp với các cơ quan, cơ sở dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động và sự phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề với các trƣờng trung học cơ sở, trung học phổ thông trong định hƣớng, tƣ vấn nghề nghiệp cho học sinh chƣa chặt chẽ, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Hòa Bình (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)