5. Bố cục
3.3.1. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội
Xét về cấu trúc, tín ngưỡng là thành tố quan trọng nhất của lễ hội, trong lễ hội truyền thống không thể không có hạt nhân quan trọng là tín ngưỡng, nếu không nó chỉ là nghi lễ đời thường trong giao tiếp.Xét về quan hệ, tín ngưỡng tác động và chi phối nhiều biểu hiện của lễ hội.Từ đó, tạo nên tổng thể giúp thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong đời sống cộng đồng.
3.3.1.1.Tín ngưỡng chi phối lễ hội
Tín ngưỡng là nguồn gốc của lễ hội. Tín ngưỡng là hình thức ra đời trong xã hội nguyên thủy khi khả năng nhận thức của con người còn hạn chế. Từ tư duy đó, nghi lễ lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong sự bình yên trong đời sống còn nhiều bất trắc. Nếu không có tín ngưỡng, con người sẽ không tiến hành các nghi thức thờ cúng mà đối tượng hướng đến là thế giới siêu nhiên, là những gì con người bằng tư duy hữu hạn của mình không nhận thức được.
Tín ngưỡng chi phối nội dung của lễ hội. Một số nghi lễ vòng đời, đặc biệt nghi lễ tang ma, có nguồn gốc từ tín ngưỡng hồn linh. Hầu hết nghi lễ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng, tín ngưỡng đa thần là cơ sở tạo nên các nghi thức. Việc kiêng cữ không ăn một số động/thực vật hay cách thể hiện nỗi tiếc thương bằng hành động, bằng tiếng khóc trâu trong nghi lễ có ăn trâu của cư dân M’nông cũng khởi nguồn từ niềm tin về quan hệ họ hàng, sự gắn bó của con người với thế giới trong tín ngưỡng tô tem.
Tín ngưỡng là chuẩn mực tạo nên giá trị của lễ hội. Chuẩn mực là điều luôn được thực thi trong các lễ hội nhằm đem lại lợi ích thiết thực nào đó. Tại lễ
hội, những chuẩn mực này lại được quy định bởi niềm tin với thế giới siêu nhiên. Kiêng cữ trong tín ngưỡng đa thần, hồn linh, tô tem chính là ví dụ cụ thể nhất. Nói khác hơn, con người tư duy, hành động dựa trên quy chuẩn niềm tin mà mình hướng đến.