Lễ hội phản ánh tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Đặc điểm lễ hội truyền thống của người M’nông tỉnh Đăk Nông (Trang 30)

5. Bố cục

3.3.1.2. Lễ hội phản ánh tín ngưỡng

Lễ hội là sự cụ thể hóa tín ngưỡng. Mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội là mối quan hệ giữa nguyên nhân và hiện tượng. Không có niềm tin tín ngưỡng đơn thuần. Thông qua nghi lễ, niềm tin tín ngưỡng được cụ thể hóa, nhờ đó giúp nhận diện đối tượng thiêng mà con người hướng tới.

Lễ hội là hình thức của tín ngưỡng. Với người M’nông, phương thức chuyển tải tín ngưỡng tô tem, đa thần, hồn linh là những nghi lễ, kiêng kị được đồng bào thực hiện nghiêm túc. Như vậy, “lõi” của phần lễ là tín ngưỡng, tín ngưỡng là nội dung còn lễ hội chỉ là hình thức để chuyển tải niềm tin với thế giới siêu nhiên.

Lễ hội chứa đựng thế giới biểu tượng làm nên giá trị của tín ngưỡng. Lễ hội chứa đựng rất nhiều yếu tố mang tính biểu tượng. Những lời nói, hành động, cử chỉ trong nghi lễ đều mang tính biểu tượng cao. Nhìn chung, biểu tượng thể hiện trong nghi thức, lời khấn, lễ vật… của người M’nông khá nhất quán. Vì thế, những biểu tượng trong nghi lễ đã tạo nên ý nghĩa, giá trị văn hóa nhất định cả về mặt đạo đức lẫn tâm linh.

3.3.2. Chức năng tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông

* Chức năng tâm lý

Trong điều kiện môi trường như Tây Nguyên, nghi lễ diễn ra vào những dấu mốc nhất định trong cuộc đời con người, cuộc sống cộng đồng và trong sản xuất nông nghiệp phần nào giúp đem lại niềm tin vào sự chở che, hỗ trợ của thần linh với con người. Vì thế, giải tỏa một phần sức ép tâm lý trong điều kiện đời sống vật chất còn quá bấp bênh phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, may rủi.

* Chức năng xã hội

Nghi lễ của người M’nôngxóa mọi khoảng cách để con người cùng sáng tạo, hưởng thụ những giá trị văn hóa của mình. Nhờ đó, giúp cân bằng để con

người tiếp tục sống với những liên kết xã hội mới. Mỗi người tham dự nghi lễ có thêm sợi dây vô hình cố kết với nhau khiến họ thấy mình là thành tố của tổng thể và tìm thấy lợi ích riêng trong cái chung. Tóm lại, thực hiện các nghi lễ có ý nghĩa xã hội lớn hơn là duy trì, củng cố các quan hệ cộng đồng nhằm đảm bảo quan hệ với các thiết chế khác trong quản lý xã hội của tộc người.

* Chức năng giáo dục

Thực hành nghi lễ, thờ cúng các vị thần như thần Rừng, thần Suối… là cách giáo dục ý thức gắn bó với bon làng, giáo dục cách ứng xử với môi trường tự nhiên để con người biết trân trọng, gìn giữ mối quan hệ thiết thân với môi trường sống.

3.4. Giá trị văn hóa trong tín ngưỡng và lễ hội của người M’nông

3.4.1. Giá trị nhân sinh

Giá trị nhân sinh được bộc lộ rõ qua nghi lễ. Đó là quan niệm, tư duy của

người M’nông với cuộc đời như sự sinh, sự sống, cái chết cùng các quan hệ

nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng gắn với môi trường tự nhiên và xã hội.Đó

cũng là quan niệm, tư duy về linh hồn. Những nhìn nhận đó sẽ chi phối cách

ứng xử của con ngườicũng như phản ánh mối quan hệ giữa con người với các quan hệ xã hội, con người với môi trường tự nhiên.

3.4.2. Giá trị tâm linh

Giá trị tâm linh thể hiện rõ trong quan hệ giữa người sống và người chết, người sống với thần linh. Quan hệ đó luôn hướng tới cái thiêng, sự cao cả và

được xem là đích đến để cùng đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Đồng thời,

tạo chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các thành viên trong cộng đồng.

3.4.3. Giá trị đạo đức

Là nền tảng giúp duy trì nề nếp gia đình, trật tự xã hội theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định. Với ngườiM’nông, qua cách ứng xử trong nghi lễ,

các đặc trưngvăn hóa mang giá trị đạo đức theo quan hệtrên- dưới, trước - sau,

gia đình - làng bon, cá nhân - cộng đồng. Qua đó, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên và của cả cộng đồng.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 làm rõ những đặc điểm tiêu biểu trong lễ hội truyền thống của người M’nông theo ba nhóm lễ hội liên quan đến vòng đời, lao động sản xuất và đời sống cộng đồng. Một số lễ hội tiêu biểu cho mỗi nhóm cũng được giới thiệu để đem lại cái nhìn chung nhất.

Lễ hội là hiện tượng xã hội tổng thể với nhiều thành tố có liên hệ lẫn nhau. Tìm hiểu các yếu tố cấu thành lễ hội, có thể thấy lễ hội truyền thống của

người M’nông được tạo thành bởi những yếu tố cốt lõi như lễ vật, thầy cúng, lời

khấn và các yếu tố bổ trợ có quan hệ linh hoạt hơn như các điệu múa, nhạc cụ,

ẩm thực,…

Lễ hội và tín ngưỡng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Gần như tất cả các lễ hội truyền thống của người M’nông đều xuất phát, đều là sự cụ thể hóa tín ngưỡng nào đó. Ngược lại, tín ngưỡngthường là nguồn gốc lễ hội, chi phối nội dung lễ hội và là chuẩn mực tạo nên giá trị văn hóa lễ hội.

Với người M’nông, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống giúp thực hiện chức

năng tâm lý; chức năng xã hội và chức năng giáo dục. Đồng thời, chứa đựng

nhiều giá trị văn hóa độc đáonhư giá trị nhân sinh; giá trị tâm linh; giá trị đạo

CHƯƠNG 4

SỰ BIẾN ĐỔI TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI M’NÔNG Ở TỈNH ĐĂK NÔNG HIỆN NAY

4.1. Những biến đổi cụ thể trong tín ngưỡng và lễ hội

4.1.1. Tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến vòng đời

4.1.1.1. Thay đổi trong sinh đẻ, nuôi con

Sự thay đổi diễn ra không giống nhau giữa các bộ phận cư dân. Ở nhóm theo Công giáo và Tin Lành, sự thay đổi diễn ra rõ nét, cụ thể, nhanh và mạnh hơn so với nhóm cư dân còn lại. Nhìn chung, trong sinh đẻ cũng như nuôi con, người M’nông hiện có nhiều thay đổi cả trong quan niệm cũng như cách tổ chức, tiến hành nghi lễ.

4.1.1.2. Thay đổi trong lễ cưới, mừng thọ, tang ma

Điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi cùng giao lưu văn hóa đã tác động làm thay đổi quan niệm, chuẩn mực cũng như nghi thức hôn nhân của người M’nông. Nghi lễ cưới xin hiện giản lược khá nhiều hoặc biến đổi tương tự người Kinh.

Lễ mừng thọ ít được tổ chức lớn mà chủ yếu mang tính kỷ niệm gói gọn trong phạm vi gia đình, dòng họ, thậm chí nhiều gia đình không còn tổ chức nữa.

Nghi thức tang ma truyền thống giản lược nhiều, các thành tố của nghi lễ đã dần thay đổi theo hướng tích hợp, ảnh hưởng văn hóa người Kinh.

4.1.2. Tín ngưỡng và lễ hội liên quan đến lao động sản xuất

4.1.2.1. Thay đổi trong nhận thức

Thay đổi dễ nhận thấy nhất là quan niệm về vai trò thần linh. Niềm tin về

thần linh vẫn tồn tại nhưng không chi phối đời sống như trước. Ngoài ra, khi tôn giáo mới xâm nhập, một bộ phận người M’nông đã chuyển đổi niềm tin đa thần sang độc thần. Quan niệm về quyền uy, sự ban phát, chở che của thần linh vì thế không còn tác động mạnh mẽ các thành viên trong cộng đồng.

4.1.2.2. Thay đổi trong thực hành nghi lễ

Thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi các hình thức sinh hoạt tâm linh gắn

liền nếp sống nương rẫy truyền thống. Nhiều nghi lễ mất đi, nhất là những nghi lễ liên quan đến phát rẫy và canh tác. Nếu còn cũng không được tổ chức thường xuyênvà thay đổi khá nhiều. Với bộ phận cư dân không theo đạo, các nghi lễ giản lược nhiều. Bộ phận cư dân theo đạo không tổ chức nghi lễ nông nghiệp mà chỉ đọc kinh cầu nguyện. Sự chuyển đổi cũng khác nhau ít nhiều giữa các địa bàn cư trú.

4.1.3. Tín ngưỡng và lễ hội khác

Thời gian gần đây, hệ thống lễ nghi liên quan đến các sinh hoạt cộng đồng ngày càng bị suy giảm, mai một nhanh về quy mô lẫn hình thức.Những người theo đạo, đặc biệt Tin Lành, đã bỏ hết các nghi lễ cổ truyền. Những người không theo đạo, nghi lễ nếu còn cũng tổ chức trong phạm vi hẹp bởi số người tham gia chỉ là những người theo tín ngưỡng đa thần. Về nội dung, trình tự tổ chức nghi lễ không đúng theo truyền thống mà bị đơn giản hóa đến sơ sài.Thật ra, đã khá lâu lễ hội mang tính cộng đồng theo đúng nghĩa dường như không còn.

4.2. Các tác nhân tạo nên sự biến đổi

4.2.1. Chính sách của nhà nước, của địa phương

Ở Đăk Nông, các chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa (trong đó có tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông) được ban hành dựa trên những quyết định, đề án của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và được đặt trong bối cảnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 132, 134, 135, 168, 167 cũng như chính sách dân tộc trong cả nước.

Nhìn chung, chủ trương và chính sách là áp lực bên ngoài tác động và bước đầu tạo nên xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, một số chủ trương liên quan đến xây dựng phục hồi nghi lễ truyền thống nặng tính trình diễn và không có sự tham gia của nhiều người dân. Vì thế, hiệu quả vẫn còn hạn chế.

4.2.2. Kinh tế

nước tạo cơ chế thoáng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cùng đầu tư, làm ăn. Vì thế, thu hẹp dần ranh giới vùng miền, tộc người tạo nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống người M’nông. Bên cạnh thuận lợi, những yếu tố trên cũng làmsự phân hóa giữa các khu vực kinh tế, các cộng đồng người càng trở nên rõ nét.Điều đó làm sa sút nếp sống, phong tục tập quán, khủng hoảng niềm tin,trong đó có niềm tin tín ngưỡng.

Đặc biệt,trong bối cảnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay, cây lúa không chiếm vai trò chủ đạo mà thay vào đó là cây công nghiệp như tiêu, cà phê, chè, cao su. Điều này khiến nghi lễ nông nghiệp gắn bó với tín ngưỡng hồn Lúa và chu kỳ canh tác lúa rẫy truyền thống của người M’nông mai một dần.

4.2.3. Xã hội

Hiện có hơn 40 dân tộc cùng sinh sống ở Đăk Nông. Việc cộng cư, xen cài trong môi trường đa văn hóatạo nhiều thuận lợi. Ngược lại, quá trình này phần nào phá vỡ quy hoạch, làm quá tải cơ sở hạ tầng ở địa phương và tình trạng thiếu đất canh tác của cư dân M’nông càng tăng, đồng nghĩa với việc phá vỡ không gian xã hội truyền thống làm ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa tộc người.

Các chính sách, định hướng và quản lý văn hóa còn chưa thấy vai trò văn hóa với phát triển nên có một số chủ trương gây tâm lý tự ti, mặc cảm. Ngoài ra, chưa có biện pháp khai thác, bảo quản văn hóa truyền thống hữu hiệu. Trình độ dân trí thấp cũng khiến việc nhận diện, định hướng giá trị văn hóa còn nhiều hạn chế.

Thay đổi cơ cấu gia đình khiến sự cố kết các thành viên ngày càng lỏng lẻo. Tính cộng đồng bị tách rời, rạn nứt, suy giảm. Điều này cũng dẫn đến sự biến mất nhiều nghi lễ lễ hội truyền thống.

Nguyên nhân quan trọng khác là tác động của tôn giáo.Sự chuyển đổi

niềm tin đa thần sang tôn giáo như Công giáo, đặc biệt Tin Lànhđã tác động lớn đến văn hóa truyền thống cư dân M’nông. Không thể phủ nhận mặt tích cực của các tôn giáo này nhưng cũng không thể không thấy sự mai một, biến mất nhiều

tín ngưỡng lễ hội truyền thống có sự tác động của các tôn giáo mớinhư Công giáo, Tin Lành.

4.2.4. Khoa học công nghệ

Cách mạng khoa học công nghệ thời đại toàn cầu hóa đã và đang tác động đến mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam. Văn hóa nhân loại lan tỏa nhanh chóng, người M’nông có cơ hội tiếp xúc nhiều nền văn hóa trên thế giới, biến môi trường truyền thống khép kín trở nên mở hoàn toàn.Nhìn chung, khoa học công nghệ đã làm thay đổi đời sống văn hóa thế hệ trẻ một cách căn bản. Sự thay đổi này mang tính hai mặt: Vừa tạo sự phát triển, giao lưu hội nhập nhưng lại vừa phá vỡ kết cấu bên trong của văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa tinh thần gắn liền môi trường sinh tồn khép kín từ bao đời.

4.3. Xu hướng biến đổi của tín ngưỡng và lễ hội

4.3.1. Xu hướng tích cực

Xu hướng giao lưu, hội nhập và tạo nên những giá trị văn hóa mới trong tín ngưỡng, lễ hội truyền thống. Văn hóa người M’nông nói riêng không còn ở trạng thái ngưng đọng mà có điều kiện giao thoa với nhiều luồng văn hóađể hội nhập văn hóa đương đại. Nhìn chung, xu hướng tích cực chủ đạo là tiếp nhận, chọn lọc theo mức độ khác nhau tinh hoa các dân tộc khác.Nhờ đó, tạo nên đời sống tinh thần hài hòa trong sự phát triển chung của các dân tộc trên cùng vùng đất.

Xu hướng gọn nhẹ, tiết kiệm, tiến bộ. Trong nghi lễ hiện nay, từ nhận thức đến tổ chức, ứng xử của người M’nôngthay đổi theo hướng tiến bộ, văn minh hơn. Những lễ cúng rườm rà, lễ vật tốn kém dần mất đi, mà đối với đa số người M’nông còn thiếu thốn, khó khăn thì đây là sự giảm nhẹ gánh nặng về kinh tế. Nhờ đó, tạo nên đời sống tâm linh nhẹ nhàng, không quá bị ràng buộc bởi những định chế khắt khe phải nhất nhất tuân theo.

Xu hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống. Nhiều chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đều hướng tới đích bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của cư dân M’nông. Nhờ đó, góp phần tạo nên xu hướng phục hồi lễ hội truyền thống. Cùng

với đó là cơ hội giữ gìn những giá trị mang tính bản sắc của tộc người trong tiến trình phát triển.

4.3.2. Xu hướng tiêu cực

Xu hướng đơn giản hóa nghi lễ. Việc đơn giản hóa nghi lễ vô tình làm mất đi nhiều giá trị tạo thành bản sắc tộc người như rượu cần, cồng chiêng, diễn xướng dân gian... Ở góc độ kinh tế, việc đơn giản hóa tạo sự nhẹ nhàng trong đời sống vật chất, tinh thần của người M’nông nhưng dưới góc độ văn hóa truyền thống, sự đơn giản hóa này làm mất đi nhiều đặc trưng văn hóa tộc người biểu hiện trong lễ hội.

Xu hướng phục dựng nghi lễ không đúng truyền thống, thiếu tính bền

vững. Dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan,

nhiều nghi lễ truyền thống được phục dựng. Thế nhưng,sự phục dựng nhiều lúc còn máy móc, không hẳn đúng với nghi lễ truyền thống, không phản ánh phần “hồn” nghi lễ. Ngoài ra, khi không còn chủ trương, hết kinh phí thì những nghi lễ này cũng không còn ai quan tâm thực hiện.

Xu hướng đồng hóa trong các hoạt động văn hóa. Mặt trái đó bộc lộ rõ nhất là khi văn hóa truyền thống của người M’nông chịu ảnh hưởng văn hóa mới với cường độ và phạm vi ảnh hưởng mạnh. Từ đó, người dân choáng ngợp, nhiễu loạn cũ - mới, truyền thống - hiện đại, không có điều kiện tiếp thu chọn lọc khiến nhiều đặc trưng bị quay lưng, đồng nghĩa văn hóa truyền thống mất nhiều bản sắc.

4.4. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng, lễ hội củangười M’nông người M’nông

4.4.1. Các định hướng cơ bản

Hiện nay, vấn đề đặt ra là bảo tồn, phát huy tín ngưỡng, lễ hội người M’nông vừa phù hợp thời đại, vừa giữ được những giá trị vốn có.Vì vậy, cần lưu tâm ba định hướng bảo tồn chính:

Tính hệ thống của các thành tố.Việc đề ra giải pháp cần tôn trọng nguyên tắc tổng thể, tính hệ thống của chủ thể văn hóa, hoạt động văn hóa. Cần thấy sự tồn tại tín ngưỡng, lễ hội trong quan hệ các thành tố khác nhau để khi đưa ra chủ

trương tạo sự gắn kết giữa các thành tố cũng như lớp văn hóa lắng đọng trong

nghi lễ. Ngoài ra, chú ý quan hệ hữu cơ không tách rời giữa kinh tế, văn hóa và

Một phần của tài liệu Đặc điểm lễ hội truyền thống của người M’nông tỉnh Đăk Nông (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w