Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Đặc điểm lễ hội truyền thống của người M’nông tỉnh Đăk Nông (Trang 38 - 46)

5. Bố cục

4.4.2.xuất một số giải pháp

Ba định hướng trên là nền tảng để chúng tôi đề xuất ba nhóm giải pháp sau:

Về kinh tế:Phát triển sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu, chú trọng chất lượng, hoàn thành định canh định cư,giảm nghèo bền vững. Khuyến khích đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm, chuyển đổi từ nông nghiệp sơ khai sang nông nghiệp hiện đại để cải thiện đời sống. Chú trọng trồng rừng, giao rừng cho người dân nhằm bảo vệ và hưởng lợi từ rừng, khắc phục tâm lý mất đất mất rừng giúp bảo lưu văn hóa truyền thống. Đây là vấn đề quan trọng bởi văn hóa của cư dân M’nông là “văn hóa rừng”.

Tăng thu nhập cho một bộ phận cư dân M’nông bằng cách nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động là người M’nông, coi đó là nguồn lực quan trọng cho phát triển của tỉnh mang tính bền vững lâu dài và có ý nghĩa.

bản sắc văn hóa. Vì kinh tế ổn định, phát triển người M’nông mới quan tâm đến vấn đề khác như phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống mỗi người.

Về xã hội: Cần quan tâm bảo tồn không gian văn hóa bon làng.Để phục vụ mục tiêu bảo tồn phát triển văn hóa, không coi nhẹ vai trò bon làng mà cần chú ý khai thác sức mạnh tiềm tàng của hình thức tổ chức xã hội này.Ngoài ra,

chú trọngkhông gian văn hóa gia đình - nơi thực hành các nghi lễ vòng đời.

Những chính sách xã hội như 134, 135… cần triển khai đồng bộ nhằm giúp cư dân M’nông có điều kiện hưởng lợi đầy đủ. Việc áp dụng luật pháp phải linh hoạt, kết hợp hài hòa với luật tục khi giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hóa cư dân M’nông nói chung.

Hiện nay, đa số người M’nông ở Đăk Nông là tín đồ đạo Công giáo và Tin Lành. Cần tăng cường tuyên truyền và phối hợp với các chức sắc tôn giáo để tăng cường hiệu quả công tác giáo dục, vận động người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách của nhà nước, giải quyết vấn đề bảo tồn văn hóa theo hướng tích cực “tốt đạo đẹp đời”.

Về văn hóa: Cần giúp người M’nông nhận diện và hiểu được những giá trị văn hóa tộc người.Trong tiếp thu, chú ý định hướng đồng bào linh hoạt biếntinh hoa văn hóa dân tộc khác thành những giá trị văn hóa mới.Vì vậy, phải

khéo léo và ứng xử tế nhị, phù hợp tránh quy chụp, chú ý gạn đục khơi trong để bảo tồn.

Đầu tư cho mục tiêu văn hóa cần được chú trọng hơn. Tăng cường tìm hiểu, ghi chép, phục dựng…. để gìn giữ những lễ hội giàu giá trị nhân văn đang thay đổi hoặc mai một theo thời gian. Trong phục hồi, cần cân nhắc chọn cái tinh tế giúp đưa đồng bào “trở về” cội nguồn của họ.

Hạn chế tối đa bảo tồn bằng cách phục dựng theo hướng lắp ghép, áp đặt. Riêng với lĩnh vực mới như khoa học công nghệ, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vận dụng phù hợp nhằm phát huy tốt nhất những tác động tích cực trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Tiểu kết chương 4

Chương 4 làm rõ những biến đổi trong tín ngưỡng, lễ hội liên quan đến vòng đời, đến lao động sản xuất cũng như các lễ hội khác trong đời sống cộng đồng. Sự biến đổi thể hiện ở cả quan niệm và cách thực hành. Điều dễ nhận thấy nhất là sự biến đổi không đồng đều giữa các địa bàn, các nhóm cư dân (sự khác biệt khá lớn giữa bộ phận cư dân theo đạo và không theo đạo). Có nhiều tác nhân tạo nên biến đổi như chính sách, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ. Trong đó, đáng chú ý là các chính sách phát triển. Xu hướng biến đổi tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông hiện theo hai xu hướng cả tích cực lẫn tiêu cực. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng, lễ hội của người M’nônglà vấn đề không đơn giản và khó thành công nếu không có sự chung sức của các cấp chính quyền.

Vì thế, người nghiên cứu nêu lên ba định hướng bảo tồn cơ bản là tính hệ thống

của các thành tố, tính khả thi của giải pháp, tính đồng bộ trong thực hiện. Ba định

hướngcũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số giải pháp theo ba nhóm kinh tế,

KẾT LUẬN

Qua những nội dung đã được trình bày, tôi có một số kết luận sau:

1. Đăk Nông là địa bàn cư trú tập trung nhất của người M’nông với gần 50 % dân số. Ở vùng đất này, cư dân M’nông có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Hiện nay, người M’nông có 7 nhóm cư trú rải rác trên 08 huyện thịtrong tỉnh với quy mô khác nhau. Các nhóm có một số khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán… nhưng cơ bản vẫn thống nhất trong văn hóa tộc người và có ý thức tộc người khá rõ nét.

2.Theo nghiên cứu, người M’nông hiện còn ba hình thức tín ngưỡng là tô tem, hồn linh, đa thần. Ba tín ngưỡng này phản ánh các mối quan hệ có điều kiện với thế giới siêu nhiên mà đồng bào tôn kính. Tuy nhiên, sự tồn tại cũng như mức độ ảnh hưởng đậm nhạt khác nhau tùy đặc thù địa bàn cư trú. Dễ nhận diện nhất là tín ngưỡng đa thần, hồn linh còn tín ngưỡng tô tem mức độ ảnh hưởng và dấu hiệu nhận diện đã nhạt đi nhiều.

3. Lễ hội truyền thống của người M’nông chứa đựng những giá trị tiêu

biểu. Có thể tạm chia lễ hội truyền thống của người M’nông thành ba nhóm: Lễ

hội liên quan đến cuộc đời con người; Lễ hội liên quan đến lao động sản xuất

Lễ hội khác trong đời sống cộng đồng.Nhìn chung, các nghi lễ lễ hội của người M’nông cùng hướng đến đích là cầu mong sự bình yên, suôn sẻ và may mắn.

4.Có hai nhóm yếu tố cấu thành nghi lễ. Nhómyếu tố cốt lõi(thầy cúng, lễ

vật, lời khấn)được tuân theo một cách chặt chẽ tạo nên giá trị và ý nghĩa của

nghi lễ. Nhómyếu tố bổ trợ(thời gian, không gian, cồng chiêng, múa…) không

thật sự nghiêm ngặt, có thể thay đổi tùy thực tiễn nhưng vẫn góp phần quan trọng tạo nên chỉnh thể nghi lễ.

5.Tín ngưỡng và lễ hội có mối quan hệ mật thiết. Đó là quan hệ giữa nội dung và hình thức, nguyên nhân và hiện tượng, chuẩn mực, giá trị và biểu tượng. Nói khác hơn,quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội là quan hệ hai chiều: Tín

ngưỡng chi phối lễ hội, lễ hội phản ánh tín ngưỡng. Nhờ đó, giúp thực hiệnchức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng tâm lý, chức năng xã hội, chức năng giáo dụctrong đời sống của người M’nông.

6. Là chỉnh thể được cấu thành bởi nhiều yếu tố, tín ngưỡng và lễ hội dân

tộc M’nông thể hiện bagiá trị văn hóa đặc sắc: giá trị nhân sinh, giá trị tâm linh,

giá trị đạo đức. Các giá trị đó kết tinh trí tuệ, kinh nghiệm, sức sống, sức sáng tạo của cư dân M’nông vàtác động đến sự phát triển chung của cộng đồng, chi phối cuộc sống mỗi thành viên trong cộng đồngtừ khi ra đời đến khi mất.

7. Theo thời gian, tín ngưỡng, lễ hội của người M’nông có nhiều biến đổi.

Xét đến cùng, chính sách, kinh tế, xã hộikhoa học công nghệ là những tác

nhân chính tạo nên những biến đổi. Biến đổi đáng chú ý nhất là sự thay thế hoặc mất đi phần nào liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành cũng như chức năng tín ngưỡng, lễ hội.Nhìn chung, sự biến đổi không giống nhau giữa các khu vực, thậm chí giữa các bon trong cùng khu vực.

Dựa trên cơ sở những nội dung đã được nghiên cứu, tôi nhấn mạnh ba

định hướng cụ thể là tính hệ thống của các thành tố; tính khả thi của các giải

pháp; tính đồng bộ trong thực hiện làm nền tảng để đề xuất ba nhóm giải

phápchung về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm bảo tồn những mặt tích cực cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực trong tín ngưỡng và lễ hội của đồng bào M’nông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.tạp chí Dân tộc học, Khoa học xã hội, Văn hóa dân gian,dân tộc M'nông.

2.tín ngưỡng tôn giáo và những vấn đề đặt ra của Thạc sĩ : Trương Hồng Tuần.

3.Luận án Tiến sĩ : Võ Thị Thùy Dung về Tín ngưỡng và lễ hội của người M’NÔNG tỉnh ĐĂK NÔNG.

4.ảnh nguồn internet.

5.Đỗ Hồng Kì ( 2001 ) những khía cạnh văn hóa dân gian M'nông. 6.Ngô Đức Thịnh (1998 ) luật tục M'nông, NXB chính trị quốc gia.

PHỤ LỤC

Nghi lễ cắm nêu cúng lúa của người M’nông, Đắk Nông

Lễ hội ( nguồn : internet )

Một phần của tài liệu Đặc điểm lễ hội truyền thống của người M’nông tỉnh Đăk Nông (Trang 38 - 46)