+ Liệu pháp hành vi (Behaviour therapy): - Tập chế độ uống nước và chế độ đi tiểu:
Bệnh nhân ghi lại thời gian đi tiểu, thể tích nước tiểu, và các dạng dịch uống trong ngày. Đồng thời ghi lại thời gian bị tiểu không kiểm soát. Từ đó bệnh nhân và thầy thuốc cùng nhau đưa ra một chế độ điều trị thích hợp, hoặc là giảm uống nước hoặc là tăng số lần đi tiểu, nhằm để tránh bị tiểu không kiểm soát.
- Loại bỏ những nguyên nhân thoáng qua và các yếu tố thuận lợi: Thuốc chẹn , điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ho mãn tính, giảm cân…
- Tập bàng quang:
Tập đi tiểu đúng giờ thậm chí không có nhu cầu đi tiểu. Trong tuần đầu, tập đi tiểu mỗi 1- 2 giờ. Nhờ làm trống bàng quang nên bệnh nhân tránh được tiểu không kiểm soát. Sau đó tăng dần thêm 15-30 phút mỗi tuần. Đánh giá tốt khi khoảng cách hai lần đi tiểu là 2-4 giờ.
Tập tiểu đúng giờ, không những có hiệu quả cho những bệnh nhân bị tiểu gấp mà nó còn có hiệu quả cho những bệnh nhân bị TKKSKGS [50].
+ Điều trị bằng thuốc:
Một số nhóm thuốc được chọn lọc điều trị sau đây [119]:
- Thuốc làm giảm co thắt cơ chóp BQ hoặc làm tăng dung lượng BQ: - Kháng cholinergic đơn thuần: Atropine và các loại giống Atropine ức chế sự co thắt bình thường và không tự ý của bàng quang và làm tăng dung tích của bàng quang. Vì thế để điều trị tiểu gấp không kiểm soát, nên phối hợp liệu pháp điều trị bằng tập luyện với điều trị bằng thuốc. Trong nhóm này có các loại thuốc sau:
+ Atropine sulfate (DL-hyoscyamine): + Propantheline bromide:
+ Vài loại thuốc khác như: Tolterodine tartrate, Trospium chloride, Darifenacin…
- Kháng cholinergic hỗn hợp: + Oxybutyninchloride:
+ Một vài thuốc khác: Dicyclomine hydrochloride, Flavoxate hydrochloride…
- Thuốc tăng trương lực co thắt cơ niệu đạo: - Thuốc đồng vận Adrenergic:
Ở cổ bàng quang và đoạn niệu đạo gần có các thụ thể 1. Khi kích thích thụ thể này làm co thắt cơ trơn, làm tăng áp lực đóng niệu đạo. Tuy nhiên, loại này có tác dụng phụ nhiều, đặc biệt là trên tim mạch như: nhức đầu, run rẩy, mệt, hồi hộp đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, khó thở… Cần thận trọng cho người bị bệnh tim mạch và cường giáp.
- Ephedrine: Nhóm thuốc này có tác dụng tốt đối với TKKSKGS mức độ nhẹ và có ít tác dụng đối với những bệnh nhân có mức độ nặng.
Ngoài ra còn vài loại khác như: Phenylpropanolamine, Imipramine, Duloxetine…
- Nội tiết tố nữ (Oestrogens):
Ở những người mãn kinh, các bệnh lý như: TKKSKGS, các triệu chứng đường tiểu dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu gia tăng. Vì vậy nên bổ sung Estrogen cho những bệnh nhân này. Nhưng theo phân tích nghiên cứu của Hextall [61] cho thấy rằng estrogen không có tác dụng trong TKKSKGS.