0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tình hình nuôi trồng, khai thác và sử dụng ở Thế Giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SỬ SÓNG SIÊU ÂM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT TRÍCH LY VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG KHÁNG OXI HÓA CỦA DỊCH TRÍCH LIPID TỪ RONG BIỂN NÂU (Trang 26 -30 )

a. Ở Thế Giới.

- Rong biển đã được sử dụng từ rất sớm, khoảng 2700 năm trước công nguyên ở Trung Quốc. 600 năm trước công nguyên, rong biển đã được chế biến thành một món ăn quý dành cho vua chúa. Thuốc “trường sinh bất tử” được Tần Thuỷ Hoàng vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa sử dụng vào năm 200 trước công nguyên, nhưng mãi hơn 2000 năm sau khoa học hiện đại mới chứng minh được đó chính là thành phần của rong nâu. Trong mười năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã chi phí đến 12 triệu USD để phát triển một loại thuốc trị AIDS từ rong nâu với tên thương phẩm là Fucoidan Glycocalyx (FGC). Loại thuốc tự nhiên này có khả năng diệt virút HIV, tăng cường hệ miễn dịch. Ngày 01 tháng 01 năm 2003 loại thuốc này đã được chính phủ Trung Quốc cấp phép sản xuất và đưa vào sử dụng.

- Tại Nhật Bản rong nâu đã được sử dụng làm thức ăn từ thế kỷ thứ V [22], cuối năm 2001 cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm đã xem xét và c ấp phép cho các sản phẩm

miễn dịch, giảm cholesterol, giảm mỡ máu,... [21] và trở thành thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nan y ngay cả ung thư.

- Theo số liệu công bố hằng năm của tổ chức FAO [26], rong biển ngày càng được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn trên thế giới và trong vòng 30 năm trở lại đây sản lượng rong biển đã tăng lên 4 lần đạt gần 10 triệu tấn tươi/năm, trong đó chỉ khoảng 10% là nhờ khai thác tự nhiên, còn lại hơn 90% là nhờ canh tác. Các sản phẩm polysaccharide công nghiệp chính từ rong biển là Agar, Agarose, Carrageenan và Alginate. Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm để làm chất phụ gia thức ăn, thực phẩm chức năng, đồ uống, sản xuất bia, chế biến thịt, cá hộp, sản xuất sữa và bánh kẹo, trong mỹ phẩm, nha khoa và y dược, trong các ngành công nghiệp, dệt may, công nghệ sinh học, v . v .

-■ Ũ T 4C n £ ::ũ Vi

i

2 0

I

1 ũ 0

Hình 1.12: Biểu đồ sản lượng nuôi trồng rong nâu trên toàn cầu (thống kê của FAO).

- Các polysaccharide từ rong nâu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, công nghệ sinh học và y học. Ngoài ra trong công nghiệp chế biến phức hợp rong biển ta cũng có thể thu nhận các thành phần có giá trị khác như: fucoidan, laminaran và những chất chuyển hóa phân tử thấp như mannitol, các acid amin tự do, polyphenol, các hợp chất chứa iod, các vitamin và acid béo.

- Nguồn lợi rong biển trên thế giới rất lớn, song sản lượng rong được khai thác và sử dụng hàng năm không đều (theo tài liệu của FAO về sản lượng rong biển hàng năm trên thế giới: Nguồn lợi rong nâu chủ yếu tập trung ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ, Canada tập trung hơn 75% khối lượng rong nguyên liệu sản xuất Alginate, trong khi đó khối lượng rong Nâu Châu Á chỉ khoảng 5%. Theo FAO ước tính mỗi năm trên thế giới rong Nâu được khai thác dọc bờ Đại Tây Dương kể cả biển Đen và Địa Trung Hải. Trên thế giới Alginate được sản xuất từ rong Nâu có sản lượng lớn hơn Agar, Carrageenan, Furcellanan được sản xuất từ rong Đỏ. Về sản lượng rong Nâu thì khu vực Bắc Mỹ có sản lượng lớn nhất, tiếp đến là Châu Âu, Mỹ La Tinh và Châu Á. Đối với rong Đỏ thì sản lượng chủ yếu tập trung lớn tại Châu Á, đến Châu Mỹ La Tinh rồi đến Châu Âu.

- Việc chọn loại rong nào làm nguyên liệu chính để sản xuất các loại keo rong phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một trong các yếu tố quan trọng nhất là tính chất ổn định và nguồn nguyên liệu, hay nói một cách khác là phụ thuộc vào khả năng phát triển của loài rong đó trong điều kiện tự nhiên của mỗi nước cũng như chất lượng keo rong được chiết rút

b. Ở Việt Nam.

- Ở nước ta có khoảng 794 loài rong biển phân bố ở miền Bắc 310 loài, miền Nam 484 loài. Trong đó có các đối tượng quan trọng là: Rong Câu, Rong Mơ, Rong Đông, Rong Mứt, Rong Bún.

- Diện tích rong mơ ở vùng biển Quảng Nam Đà Nẵng khoảng 190.000m2, trữ lượng khoảng 800 tấn rong tươi. Diện tích rong mơ của tỉnh Bình Định khoảng hơn 400.00m2, trữ lượng rong khoảng hơn 100 tấn/năm.Vùng biển Khánh Hòa là vùng có diện tích rong mơ mọc cao nhất khoảng 2.000.000m2, trữ lượng có thể khai thác được hàng năm khoảng 11.000 tấn rong tươi. Sản lượng rong mơ trung bình của các tỉnh duyên hải miền Trung là 18.000 tấn rong tươi/vụ. Trữ lượng rong thu hái tự nhiên của Việt Nam là 100 - 105 tấn khô/năm. Trong các đối tượng trên thì rong mơ và rong câu được chú trọng khai thác để chiết xuất keo rong và làm thực phẩm, chữa bệnh, thức ăn gia súc... Rong biển mọc tự nhiên rải khắp bờ biển các tỉnh Quảng Ninh đến Cà Mau, Hà Tiên nhưng nhiều nhất là từ Quảng Bình đến Khánh Hòa.

- Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi về biển nhưng sự đầu tư phát triển nuôi trồng, chế biến và khai thác rong biển vẫn còn hạn chế và chưa hiệu quả. Sinh khối của rong nâu của nước ta là rất lớn và đa dạng, song thành phần, cấu trúc và tính chất của các chất chứa trong đó lại chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, ngay cả những đối tượng đã được quan tâm như fucoidan, laminaran, lipid. Chính vì vậy đã làm hạn chế việc sử dụng rong nâu như là nguồn cung cấp các hợp chất có phổ hoạt tính sinh học rộng. Ngành công nghiệp sản xuất rong biển chưa phát triển, hiện nay nước ta mới chỉ có nhà máy cá hộp Hạ Long - Hải Phòng sản xuất với công suất nhỏ. Năm 1985, bộ Thủy sản xuất khẩu được 150 tấn và năm 1986 xuất khẩu được 100 tấn rong khô cho Nhật Bản. Nhu cầu alginat và agar ngày càng tăng, có nhiều cơ sở công nghiệp phải mua alginat của Nhật với giá rất cao. Trong thời gian tới nền công nghiệp càng phát triển nhu cầu về alginat và agar sẽ còn tăng cao gấp bội. Nếu được đầu tư và định hướng phát triển đúng mức, công nghệ rong biển sẽ mang lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế nước nhà.

- Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang đánh giá, Việt Nam có vùng biển rộng lớn, thuận tiện để trồng rong biển nhằm chiết xuất etanol. Ước tính diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng và khai thác rong biển trong thời kỳ 2010 - 2015 là 900,000 ha với sản lượng 600 - 700 ngàn tấn khô/năm, trong đó nhóm rong Lục có tiềm năng lớn nhất về diện tích và sản lượng nuôi trồng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SỬ SÓNG SIÊU ÂM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT TRÍCH LY VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG KHÁNG OXI HÓA CỦA DỊCH TRÍCH LIPID TỪ RONG BIỂN NÂU (Trang 26 -30 )

×