Tỉ lệ kháng thể với siêu vi viêm gan C (anti-HCV) ở những BN lọc máu cao hơn cộng đồng mạnh khỏe.
- Số liệu mới đây chỉ ra 8%-10% BN lọc máu ở Mỹ có anti-HCV.
- Trên thế giới tỉ lệ này l%-63% tùy vào xét nghiệm ở các trung tâm (Mayers, 2003). (Tỉ lệ mới mắc và hiện mắc anti-HCV ở BN lọc máu cao do các nguy cơ như số lần truyền máu, thời gian lọc máu, phương thức lọc (nguy cơ thấp ở BN thẩm phân phúc mạc), có ghép tạng trước đây, lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch. - Ở các trung tâm lọc máu dùng máy riêng cho BN nhiễm siêu vi viêm gan C và hạn chế rửa màng lọc.
CDC khuyến cáo xét nghiệm kháng thể anti HCV cho tất cả BN CTNT nhập viện và BN anti HCV âm tính nên thử các kháng thể anti HCV mỗi nửa năm sau đó.
- Tỉ lệ anti HCV trong nhân viên CTNT tương tự như cộng đồng 0-6 %. - Immune globulin và hoặc α-interferon dự phòng sau tiếp xúc siêu vi viêm gan C ở nhân viên y tế không đựợc khuyến cáo.
- Diễn tiến tự nhiên của VGSV C ở những BN lọc máu khó xác định do không có những nghiên cứu lớn về sinh thiết gan trên những BN này. Những phân tích đa biến cho tăng nguy cơ tử vong trên những BN này do xơ gan và ung thư gan.
- Cho đến gần đây (Gentile, 2014), điều trị gần như tốt nhất là α-interferon. Kết quả điều trị α-interferon làm giảm men gan và cải thiên mô học với đáp ứng khoảng 40% BN thấp hơn so BN không suy thận, tuy nhiên tác dụng phụ là chắc chắn .
- Tác dụng phụ : thường gặp là đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi và trầm cảm nhưng những tác dụng phụ nặng hơn là ức chế tủy xương, viêm tụy, suy tim và lymphoma đã được báo cáo.
Do đó lợi ích giữa điều trị và nguy cơ chưa rõ.
- Điều trị với α2a -interferon và Pegylated Interferon chữa khỏi 30-45% BN. Ribavirin có thể tăng tỉ lệ chữa khỏi nhung dung nạp kém ở BN suy thận mạn giai đoạn cuối (Esforzado và Campistol, 2012).
Ribavirin bài tiết qua thận và gây ra tán huyết liên quan liềưđiều trị vĩ thế phải cực kỳ cẩn thận và giảmliều ở BN lọc máu .
Điều trị viêm gan siêu vi C chỉ nên xem xét ở những BN bệnh gan có ý kéo dài sự sống hay có kế hoạch phép gan.
Các hướng dẫn KĐIGO 2008 khuyến cáo đơn trị liệu với IFN chuẩn, chỉnh liều với GFR < 15ml/phút/l,73m2 là 3 triệu đơn vị α-2b-interferon tiêm dưới da 3 lần / tuần trong 6-12 tháng (nếu BN dung nạp được), theo dõi sát các tác dụng phụ.
Gần đây, tỉ lệ chữa khỏi cao với các thuốc interferon mới, kết hợp thuốc chống virus tác động trực tiếp như daclatasvir, asunaprevir, dasabuvir, sofosbuvir và ABT-450/r-ombitasvir kết hợp hay không kết hợp ribavirin tăng đáng kể cơ hội chữa khỏi VGSV C ở BN không lọc máu (Chung and Baumert, 2014; Gentile, 2014), kinh nghiệm hạn chế với BN lọc máu mặc dù các thuốc này thải qua gan
Thực hành kiểm soát lây nhiễm trong đơn vị thân nhân tạo.
1. Phòng ngừa chung cho nhân viên y tế và bệnh nhân :
- Theo dội kháng nguyên bề mặt HBsAg và kháng thể HBsAb mỗi 3-6 tháng. - Cách ly BN HBsAg (+).
- Lau chùi máy móc lọc máu và vùng lây nhiễm dịch tiếưmáu với dung dịch hypochlorite sodium 1% .
- Cấm tái sử dụng màng lọc HIV và HBV dương tính.
2. Những phòng ngừa chung :
- Nhân viên y tế phải mặc những áo quần không thấm dịch. - Mang găng khi tiếp xủc với máu, dịch cơ thể .
- Thay găng và rửa tay khi chuyển từ BN này sang BN khác.
- Đeo kính bảo vệ mắt và mang khẩu trang khi có khả năng bị bắn máu vào người như khi bắt đầu cắm máy, trả máu và thay đổi tuần hoàn máu.
- Không lắp những kim lây nhiễm vào vỏ kim, bỏ kim vào thùng chứa thích hợp.
3. Khi tiếp xúc với máu nhiễm.
- Xét nhiệm HBsAg và HBsAb vào thời điểm tai biến và 6 tuần sau đó.
- Xét nghiệm HIV (cần sự đồng ý của người bị tai biến) vào thời điểm tai biến, 6 tuần và 6 tháng sau đó.
- Nếu tình trạng HBsAg của BN dương tính hay không biết, chỉ định Immune globulin viêm gan B.
- Xét nghiệm nguồn nhiễm HIV của BN (báo tin cho BN, có thể không cần đồng ý).