ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc thính về hình thái, cấu trúc và hóa lý của hydroxyapatite thu nhận từ vảy cá rô phi( oreochromis niloticus) (Trang 28 - 32)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phế phẩm vảy cá rô phi (Oreochromis niloticus ), được thu mua sau quá trình phi lê ở siêu thị Lotte Mart Nha Trang, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang. Vảy cá sau khi thu nhận được rửa sạch, phơi khô. Sau đó bảo quản ở nhiệt độ phòng.

2.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất 2.2.1. Dụng cụ 2.2.1. Dụng cụ

– Bình định mức 100 ml – Chén nung, ống nghiệm – Đũa thủy tinh

– Đĩa pettri 40 x 12 mm

– Cốc thủy tinh 250 ml và các dụng cụ khác.

2.2.2. Thiết bị

– Cân phân tích điện tử – Tủ sấy UNB 400 – Tủ nung – Bình hút ẩm – Máy khuấy từ 2.2.3. Hóa chất – NaOH – HA thương mại

– Methanol, chloroform, NaCl – CuSO4 khan

– KNaC4H6O6.4H2O khan – EDTA

– NaH2PO4, C6H8O7 – HCl, KCl

29 – Murexid

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Xác định hàm lượng khoáng bằng phương pháp nung 2.3.3.1. Nguyên tắc

Nung cháy hoàn toàn các chất hữu cơ. Phần còn lại đem cân và tính ra hàm lượnng khoáng toàn phần trong nguyên liệu [41].

2.3.3.2. Cách tiến hành

Ban đầu, ta sấy cốc ở nhiệt độ không đổi. Cân 1g mẫu HA (thu nhận từ vảy cá rô phi) cho vào chén sứ để nung. Nung ở nhiệt độ thích hợp đến trọng lượng không đổi. Nung đến khi mẫu hóa tro, tức đã loại bỏ các hợp chất hữu cơ có trong vảy. Sau đó, cho vào tủ sấy khoảng 30 phút. Rồi cho vào bình hút ẩm 10 phút. Cuối cùng cân lượng mẫu còn lại sau khi nung [41].

2.3.3.3. Kết quả xác định hàm lượng khoáng

X=𝑀1 − 𝑀2

𝑀1−𝑀 x100 (%).

Trong đó:

X : Hàm lượng khoáng (%);

M1: Khối lượng chén nung và mẫu (g);

M2: Khối lượng chén nung và mẫu sau khi nung (g); M: Khối lượng chén nung (g).

2.4. Quy trình thu nhận hydroxyapatite từ vảy cá rô phi 2.4.1. Tiền xử lí nguyên liệu

2.4.1.1. Mục đích

Loại bỏ protein và các tạp chất khác trong vảy cá rô phi để thu được mẫu vảy sạch, sẵn có, để phục vụ cho quá trình thu nhận hydroxyapatite.

2.4.1.2. Tiến hành

– Vảy cá đem rửa sạch sau đó phơi khô, bảo quản ở nhiệt độ phòng. – Khử lipid, protein, và các hợp chất hữu cơ khác bằng NaOH.

30

Quá trình khử protein từ phế liệu thủy sản có thể được thực hiện với nhiều hóa chất như NaOH, Na2CO3, NaHCO3, KOH,…Tuy nhiên NaOH được sử dụng nhiều nhất từ 110%, trong nghiên cứu này sử dụng NaOH 5% (w/v). Để tăng cường quá trình tách protein và hợp chất hữu cơ, cần kết hợp khuấy đảo trong nhiều giờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vảy cá sau khi đã xử lí, cho vào cốc 250ml. Sau đó cho 100ml dung dịch NaOH 5% (w/v) vào cốc chứa vảy cá. Lượng NaOH 5% cho vào đến khi ngập tràn vảy cá. Sau đó kết hợp khuấy từ, đun nóng ở 70oC khoảng 5h.

– Rửa sạch vảy cá đã loại bỏ protein và hợp chất hữu cơ khác bằng nước cất sạch

Sau khi xử lí kiềm trong 5h, ta tiến hành rửa bằng nước cất nhiều lần đến khi pH=7.

– Sấy mẫu vảy cá đã được loại protein  Bảo quản mẫu trong bình hút ẩm

Hình 2.1. Bảo quản vảy cá (đã loại bỏ protein) sau sấy trong bình hút ẩm. 2.4.2. Thu nhận hydroxyapatite

2.4.2.1. Mục đích

– Thu nhận hydroxyapatite

2.4.2.2. Tiến hành

Sử dụng tủ nung, tiến hành nung ở các nhiệt độ khác nhau (600, 700, 750, 800, 900, 1000oC) trong 3h với tốc độ gia nhiệt 5oC/phút.

31

32

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc thính về hình thái, cấu trúc và hóa lý của hydroxyapatite thu nhận từ vảy cá rô phi( oreochromis niloticus) (Trang 28 - 32)