Một số nhận xét về quan hệ Mỹ-Việt Nam tronh thời gian qua

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay (Trang 27 - 28)

5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ

3.1Một số nhận xét về quan hệ Mỹ-Việt Nam tronh thời gian qua

(Từ tháng 7/1995 đến tháng 5/2008)

Kể từ khi thiết lập mối quan hệ bình thường hoá tới nay đã được mười ba năm. Có thể rút ra một số nhận xét chính về quan hệ giữa hai nước như sau:

Thứ nhất: Thời gian qua đánh dấu một giai đoạn mở đầu của “trang sử mới” trong quan hệ Mỹ - Việt Nam với sự nỗ lực nhất định của hai bên.

Khi tuyên bố bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, Tổng thống Bin Clintơn và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đều nói lên kỳ vọng tốt đẹp giữa hai bên là: “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” với tinh thần hoà giải và mong muốn quan hệ hai nước sẽ phát triển tốt đẹp hơn quá khứ.

Với nỗ lực chung của cả hai phía, trong thời gian qua, nhiều việc, nhiều sự kiện, nhiều kết quả khả quan đã được ghi nhận trong giai đoạn mới này.

Có thể thấy rõ bước đi cố gắng, thận trọng, có bài bản và có cân nhắc tính toán kỹ của cả Mỹ và Việt Nam trong việc kiến tạo quan hệ giữa hai nước, hai Chính phủ trong thời kỳ mới.

Mười ba năm có thể chia thành hai giai đoạn nhỏ, tuy kế tiếp nhau, nhưng vẫn có những sắc thái riêng nhất định của mỗi giai đoạn. Đó là:

- Giai đoạn từ tháng 7/1995 đến hết năm 2000: giai đoạn thuộc nhiệm kỳ của Tổng thống Bin Clintơn. Ông đã có một quyết định hơn hẳn so với những

người tiền nhiệm là bình thường hoá quan hệ với CHXHCN Việt Nam. Hai bên nhanh chóng thiết lập Đại sứ quán ở thủ đô hai nước. Các đại diẹn lâm thời của các Đại sứ quán bắt đầu hoạt động. Nhiều cuộc tiếp xúc, viếng thăm lẫn nhau bắt đầu được triển khai. Những hoạt động tìm hiểu lẫn nhau, đặt quan hệ với nhau của các cơ quan Chính phủ và Phi Chính phủ bước đầu được khai thông. Trong giai đoạn này, hai nước cùng diễn ra nhiều sự kiện chính trị lớn, nên nó đều có tác động nhất định đến nhân sự lãnh đạo cũng như đường lối, chính sách cụ thể của mỗi quốc gia.

- Giai đoạn sau, từ đầu 2001 đến nay: giai đoạn thuộc nhiệm kỳ của Tổng thống George Walker Bush (nhậm chức nhiệm kỳ đầu ngày 20/1/2001 và tái nhậm chức nhiệm kỳ 2 ngày 20/1/2005). Hai nước đã cử Đại sứ chính thức và mở rộng thêm quan hệ bằng việc thiết lập thêm quan hệ Tổng lãnh sự quán. Quan hệ giữa hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu hơn trước và có nhiều vấn đeef nảy sinh hơn.

Thứ hai: Khả năng và tiềm năng hợp tác của hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ là rất phong phú, mới được triển khai thực hiện ở bước đầu, do đó còn được phát triển mở rộng hơn nữa.

Có thể thấy cả hai nước đều có nhiều tiềm năng để cùng tham gia hợp tác với nhau, chứ không phải chỉ là một chiều, tuy rằng GDP, trình độ phát triển, điều kiện tự nhiên và xã hội của hai nước là khác nhau nhiều. Vấn đề hiện nay là tuỳ thuộc vào thiện chí của hai bên và sự bảo đảm cân bằng lợi ích để có thể phát huy dược mặt hợp tác nhiều hơn nữa, đồng thời sẽ vượt qua những trở ngại nhất định.

Thứ ba: Thực tế quan hệ Việt - Mỹ trong mười ba năm qua cung cấp cho cả hai bên nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học có thể rút ra đẻ xây dựng quan hệ giữa hai nước trong bước chuyển mình của nền kinh tế toàn cầu, phù hợp với cục diện thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Điều chắc chắn, phía Mỹ là nước có truyền thống thực dụng và thứa biết kịp thời rút kinh nghiệm.

Còn phía Việt Nam, càng không thể chậm trễ, bởi lẽ chúng ta đã nhận thửc rõ thời cơ và nguy cơ để cố gắng vươn lên chủ động nắm thời cơ, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục nguy cơ, như nghị quyết Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay (Trang 27 - 28)