5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ
3.2.1 Những khả năng tiềm ẩn trong quan hệ Mỹ-Việt Nam
Công luận trên thế giới, ở khu vực cũng như trong nước ta rất thường xuyên quan tâm đến tiến triển của quan hệ Mỹ - Việt trong thời gian qua, cũng như trong tương lai. Tại sao vậy? Bởi lẽ quan hệ Mỹ - Việt trong giai đoạn mới này vẫn hàm chứa những tính chất đặc thù nhất định:
- Là quan hệ giữa hai nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau, đã từng đối đầu qua chiến tranh ác liệt trong quá khứ.
- Bản thân nước Mỹ đặt quan hệ với Việt Nam hiện nay, các thế lực “Bảo thủ” của chính quyền Mỹ vẫn rắp tâm lái Việt Nam đi theo “quỹ đạo của Mỹ” bằng con đường “diễn biến hoà bình” (kể cả bằng sức mạnh quân sự và gây ra bạo loạn khi cần thiết)
Thế nhưng cả Mỹ và Việt Nam đều đang vận động và bị chi phối bởi nhiều phía: Phía thế giới, phía khu vực, kể cả các lực lượng trong nội bộ của mỗi nước.
Nhìn về lâu dài, quan hệ Mỹ - Việt Nam bao gồm bốn khả năng chủ yếu:
Một là: Nếu mà tích cực phát triển lên (mặt hợp tác, hữu nghị, hỗ trợ, hiểu biết,...) hoàn toàn xoá bỏ, chuyển hoá, thay thế được mặt tiêu cực (những gì phải đấu tranh, tiêu cực, xích míc,...), mặt đấu tranh giảm dần đi, không còn vấn đề gì gọi là “nguy cơ” đe doạ quan hệ Mỹ - Việt nữa, thì đây là khả năng tích cực nhất.
Hai là: Khả năng quan hệ giữa hai nước càng xấu dần đi và tái hiện sự “đối đầu” căng thẳng đi đến “bùng nổ”, tan vỡ quan hệ và mâu thuẫn bộc lộ công khai phải giải quyết bằng bạo lực, bằng chiến tranh, lật đổ,... đay là khả năng tiêu cực nhất.
Ba là: Khả năng bình thường, vừa co hợp tác, vừa có đấu tranh trong quan hệ giữa hai bên Mỹ - Việt Nam, hai nước có quan hệ nhùng nhằng với nhau, không thù địch, không gắn kết với nhau, như quan hệ giữa nhiều với khác nhau.
Bốn là: Khả năng Mỹ “ nốt chửng” Việt Nam êm thấm bằng “diễn biến hoà bình”, Việt Nam tự sụp đổ.