5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ
3.2.2 Một số dự báo về triển vọng quan hệ Mỹ-Việt trong tời gian tớ
Từ 4 kịch bản trên, theo tôi dự đoán, phía Việt Nam, khả năng tích cực (1 hoặc 3) sẽ thành hiện thực còn khả năng tiêu cực (khả năng 2 hoặc 4) rất khó đê xảy ra. Bởi vì:
- Xu thế toàn cầu hiện nay là hoà bình, hợp tác hữu nghị.
- Mục đích của Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đều mong muốn thiết lập quan hệ với nhau. Vì với Mỹ, Việt Nam có địa chính trị thuận lợi, là cầu nối đến Châu Á – Thái bình Dương. Còn phía Việt Nam, mong muốn cân bằng các nước lớn
- Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản việt Nam luôn muốn hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
Do vậy, nhất định quan hệ Mỹ - Việt ngày càng trở nên tốt đẹp!
Theo sát, nghiên cứu các diễn biến thực tế và tính đến những nhân tố mới tác động, chúng ta có thể dự báo một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Nhiều dấu hiệu tốt cho thấy phía Mỹ đã tự tháo gỡ những khó khăn, giải toả những vấn đề bế tắc, gồm những nội dung mà quan chức hai nước đã gặp nhau nhiều lần thảo luận và trao đổi với nhau.
Thứ hai: Khi vượt qua được những “ ngưỡng cửa “ trên, chắc chắn quan hệ đầu tư, thương mại, tín dụng, tài chính của Mỹ được phát triển, mở rộng với quy mô lớn và gia tăng hơn hẳn những năm trứơc. Cùng với quan hệ kinh tế, các quan hệ khác về khoa học – kĩ thuật, giáo dục, văn hoá, xã hội của hai bên cũng sẽ được phát triển mạnh.
KẾT LUẬN
Sau hơn 10 năm bình thường hóa, quan hệ chính thức trên các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị - an ninh đã phát triển mạnh mẽ. Quan hệ dân gian cũng phát triển toàn diện. Sự hiểu biết được tăng cường và mối quan hệ toàn diện phát triển trên một mức cao hơn đang là cơ sở mới cho quan hệ Việt - Mỹ.
Nhưng phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm. Quan hệ trên thực tế vẫn ở dưới mức tiềm năng, và đó sẽ là cơ sở để hai bên tiếp tục có những sáng kiến chủ động thúc đẩy quan hệ. Đồng thời, những khác biệt về chính trị - xã hội cũng như tranh chấp thương mại cũng đã xuất hiện, và đó sẽ là cơ sở để hai bên lo ngại về những bước lùi có thể có trong quan hệ song phương. Tuy nhiên, xét về tổng thể, khi xu thế phát triển quan hệ đã trở thành không thể đảo ngược và các cơ hội bị bỏ lỡ đã trở nên không ai mong muốn, thì hướng về tương lai đã trở thành một thông điệp rõ ràng.
Nếu so sánh một cách đơn giản, mối quan hệ giữa hai nước cũng giống như một cuộc chơi, với tên gọi cho cuộc chơi và luật lệ cho người chơi. Một khi đã có giao tiếp nhưng tên gọi cuộc chơi chưa được xác định, và theo đó là luật chơi chưa rõ ràng thì quan hệ sẽ không tránh khỏi khó khăn, do trong hoàn cảnh đó, những kỳ vọng có thể trở nên không thực tế, một số hành vi có thể không được chấp nhận, và một số lĩnh vực có thể chưa được khai thác hết.
Do đó, định vị rõ ràng cho mối quan hệ đối tác Việt - Mỹ là điều cần thiết trong giai đoạn này. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nêu rõ trong chuyến
thăm Mỹ lần này, VN và Mỹ sẽ tìm các biện pháp để “xây dựng quan hệ đối tác xây dựng hữu nghị, hợp tác nhiều mặt trên nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả”.
Có thể có người vẫn cho rằng một cuộc chơi giữa Mỹ và VN sẽ không tương xứng: Mỹ là một siêu cường quốc có chiến lược tầm toàn cầu, trong khi đó VN là một nước đang phát triển với tầm nhìn và hoạt động khu vực; như vậy, cơ sở của cuộc chơi sẽ không đầy đủ, và cuộc chơi sẽ không “hoành tráng”.
Nhưng đây sẽ là một cuộc chơi thú vị, vì những lý do sau. Mối bận tâm trong một số giới ở Mỹ đến chiến lược toàn cầu trong giai đoạn chiến tranh lạnh đã khiến Mỹ không quan tâm đến những hoàn cảnh đặc thù ở một nước có tên VN mà vẫn nhảy vào can thiệp ở VN với mục tiêu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản theo logic của thuyết Đôminô. Điều đó đã buộc Mỹ phải trả giá mà sau này chính McNamara, một trong những kiến trúc sư của cuộc chiến tranh, phải thừa nhận rằng Mỹ đã “sai lầm ghê gớm”. Nói một cách khác, ngay từ khi đó, việc VN không được nhìn nhận như một đất nước mà Mỹ cần phải có một cuộc chơi riêng đã đưa tới VN như một cuộc chiến đối với Mỹ.
Và khi phải đương đầu với Mỹ, VN vẫn là một người chơi đàng hoàng. VN đấu tranh vì độc lập tự do và thống nhất đất nước, và nhìn nhận chiến thắng ở góc độ đó. Ngay cả khi một số người Mỹ vẫn cảm thấy khó chấp nhận kết cục của cuộc chiến thì vẫn không thể phủ nhận thực tế là đối thủ của họ đã cố gắng tạo cho Mỹ một lối thoát “trải thảm đỏ” ra khỏi cuộc chiến.
Như vậy, không chỉ nên coi VN là một đất nước, đã đến lúc Mỹ còn phải coi VN là một đối tác xứng tầm. Sau hơn 20 năm đổi mới, VN đã có thể và sẵn sàng làm bạn và làm đối tác tin cậy của các nước, đúng như đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản VN đề ra. Kể cả với Mỹ, điều này cũng đang đúng. Quá khứ đã khép lại, quan hệ đã mở ra. Người Mỹ, kể cả cựu binh, đến VN đều thấy người dân và Chính phủ VN thân thiện và hướng về phía trước; thậm chí lịch sử khó khăn trong quan hệ giữa hai nước cũng trở thành mối dây đặc biệt củng cố quan hệ hai bên và hòa bình, ổn định của Đông Nam Á cũng trở thành mục tiêu chung của hai nước.
Nếu Mỹ thật sự coi VN là một đối tác tốt, xây dựng một khuôn khổ đối tác mới cho quan hệ hai nước sẽ là công việc của thì tương lai gần. Nói một cách dễ hiểu, cuộc chơi sẽ được đặt tên, luật chơi sẽ được cùng xây dựng, và hai bên sẽ đi vào một cuộc chơi và chơi đúng luật.