Phóng điện khí trong đèn huỳnh quang

Một phần của tài liệu plasma và ứng dụng của plasma (Trang 55 - 58)

I. Plasma là nguồn sáng

1. Phóng điện khí trong đèn huỳnh quang

1.1 Cấu tạo

1.1.1 Ống phóng điện

Ống phóng điện: là một ống thủy tinh dài (10cm-120cm), bên trong ống được bơm khí trơ Argon và một lượng thủy ngân thích hợp. Trên thành ống có phủ một lớp huỳnh quang (hợp chất phosphor) .

1.1.2 Hai điện cực

Hai điện cực là hai dây tóc được làm bằng kim loại hay hợp kim có công thoát nhỏ thường làm bằng vonlfram có pha một số tạp chất khác nhằm giảm công thoát và nâng cao tuổi thọ của bóng đèn.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Phượng  55 Plasma và ứng dụng của plasma 1.1.3 Hệ thống mồi phóng điện Khối plasma Ống thuỷ tinh Lớp phốtpho Dây dẫn

Hình 27. Hệ thống mồi phóng điện của đèn huỳnh quang Hình 26.Hai điện cực của đèn huỳnh quang

SVTH: Nguyễn Thị Bích Phượng  56 Plasma và ứng dụng của plasma Để đèn hoạt động được thì đầu tiên ta phải tạo thế mồi phóng điện. Hiện nay có hai cách mồi phóng điện là bằng Starter (con chuột) và băng điện tử. Đây là cách mồi phóng điện nhờ Stater.

1.1.3.1 Starter (“Con chuột”)

Cấu tạo gồm một cặp điện cực và một tụ điện. Cặp điện cực được đặt trong một ống thủy tinh bơm đầy khí neon. Cặp điện cực và tụ điện được mắc song song với nhau, hai dây nối được nối ra ngoài với hai nút kim loại. Cả ống thủy tinh và tụ điện đều được đặt trong một hộp nhựa hình trụ.

1.1.3.2 Ballast (Chấn lưu hay tăng phô)

Là cuộn dây lõi sắt từ không kín (E xếp cùng một bên, I một bên) để có thể dễ dàng điều chỉnh khe từ  chỉnh độ tự cảm. Mục đích hạn chế dòng điện khi đèn sáng và tạo điện áp cao khi khởi động.

1.2 Nguyên tắc hoạt động

Theo định luật Stoke, khi cho ánh sáng tử ngoại chiếu vào chất phát huỳnh quang thì một phần năng lượng của nó biến đổi thành nhiệt, phần còn lại biến đổi

Hình 29. Ballast đèn huỳnh Hình 28. Starter

SVTH: Nguyễn Thị Bích Phượng  57 Plasma và ứng dụng của plasma thành ánh sáng có bước sóng dài hơn nằm trong dải ánh sáng nhìn thấy được. Ứng dụng hai hiện tượng này người ta chế tạo đèn huỳnh quang.

Khi bật đèn, thuỷ ngân hoá hơi trước, do có điện áp ở hai đầu cực, làm electron chuyển động tiếp sau là hiện tượng ion hoá chất khí để sinh ra tia tử ngoại. Tia tử ngoại đập vào bột huỳnh quang và phát ra ánh sáng nhìn thấy.

Giản đồ năng lượng.

Một phần của tài liệu plasma và ứng dụng của plasma (Trang 55 - 58)