V. Sự bức xạ của plasma
3. Hiện tượng bão từ và các cực quang
3.1 Hiện tượng bão từ
Hiện tượng bão từ là hiện tượng từ trường Trái đất bị tăng lên một cách đột ngột. Nguyên nhân của các cơn bão từ là do sự nhiễu loạn nào đấy xảy ra trên Mặt trời. Bão từ thường bắt đầu xuất hiện sau những vụ nổ sắc quyển. Những vụ nổ nảy sinh phun ra các đám hạt đã bị ion hoá. Những đám hạt này chuyển động qua khoảng khí giữa các vì sao có mật độ rất nhỏ. Khi đó, các hạt của chất khí giữa các vì sao cũng bị ion hoá. Vận tốc truyền quá trình này vào khoảng 1500 Km/s. Chất khí dẫn điện và đang chuyển động trên đường đi của mình đã gặp phải từ trường Trái đất. Từ trường này cách Trái đất một khoảng bằng vài lần bán kính Trái đất.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Phượng 53 Plasma và ứng dụng của plasma Vì thế, từ trường như bị luồng plasma đang chuyển động dồn ép lại, kết quả làm cho cường độ từ trường trên Trái đất tăng lên.
3.2 Hiện tượng cực quang
Hiện tượng cực quang là hiện tượng phát sáng mạnh của bầu trời. Nó có dạng hình vòng cung do các tia sáng hoặc những dãy sáng và những bức rèm sáng tạo nên.
Hiện tượng cực quang là do các electron và các photon bay đến những lớp trên cùng rất loãng của khí quyển Trái đất gây ra. Chiều sâu mà các hạt đi vào khí quyển Trái đất phụ thuộc vào năng lượng của các hạt và vào tác dụng ngăn cản bởi các lớp trên cùng của khí quyển. Những dòng electron và photon tạo nên điện trường ở miền lân cận của Trái đất. Ở thời điểm mà hiệu điện thế giữa dòng hạt mang điện Mặt trời cũng như các lớp trên cùng của khí quyển Trái đất bị ion hoá và đạt tới giá trị khá lớn, thì lúc đó sẽ xảy ra sự phóng điện qua chất khí. Sự phóng điện này là nguyên nhân gây ra các cơn bão từ mạnh. Còn sự phát sáng của sự phóng điện này chính là hiện tượng cực quang.
SVTH: Nguyễn Thị Bích Phượng 54 Plasma và ứng dụng của plasma
PHẦN 2. ỨNG DỤNG CỦA PLASMA