V. Sự bức xạ của plasma
3. Tính trong suốt và không trong suốt của plasma
Chúng ta đã biết, mỗi quá trình bức xạ năng lượng đều có một quá trình ngược lại – đó là quá trình hấp thụ tia năng lượng. Vật thể bất kỳ hấp thụ càng mạnh ở tần số nào thì nó cũng có khả năng bức xạ càng mạnh ở tần số đó. Đối với mỗi quang phổ gián đoạn hoặc quang phổ vạch của sự bức xạ và sự hấp thụ đều có cùng một số vạch như nhau. Sự hấp thụ ánh sáng từ các nguyên tử bị ion hoá là quá trình ngược lại quá trình bức xạ tái hợp. Như chúng ta đã biết, quá trình này được mang tên là hiệu ứng quang điện. Sự bức xạ hãm ánh sáng của plasma là quá trình ngược lại với sự hấp thụ hãm ánh sáng.
Chùm ánh sáng khi đi qua môi trường hấp thụ thì cường độ ánh sáng sẽ giảm. Độ giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ vật chất của môi trường hấp thụ, cũng như phụ thuộc vào hệ số hấp thụ ánh sáng ở tần số này. Năng lượng ánh sáng mà
SVTH: Nguyễn Thị Bích Phượng 51 Plasma và ứng dụng của plasma plasma hấp thụ được các electron thu nhận. Các electron này có khả năng bức xạ lại một lần nữa theo hướng mới. Sự hấp thụ ánh sáng như thế cùng với sự bức xạ tiếp theo được gọi là bức xạ qua lại. Nó tương đương với sự tán xạ ánh sáng và dẫn đến sự khuếch tán chùm tia trong plasma. Nếu hệ số hấp thụ của plasma càng lớn thì sự khuếch tán các hạt trong plasma xảy ra càng chậm. Sự hấp thụ ánh sáng phụ thuộc rất nhiều vào tần số của ánh sáng. Sự hấp thụ và tán xạ ánh sáng có cùng một đặc trưng gọi là độ không trong suốt của plasma. Tích số giữa độ không trong suốt của plasma với độ dày hình học của lớp plasma được gọi là độ dày quang học của lớp đó. Độ dày quang học càng lớn thì năng lượng của các hạt mà plasma hấp thụ càng lớn. Vì vậy, lớp plasma có độ dày quang học khá lớn nói chung không trong suốt đối với các chùm hạt.
Lớp plasma có độ dày quang học nhỏ thì trở nên trong suốt đối với chùm hạt. Chùm hạt có thể đi qua lớp đó một cách tự do.
Tính không trong suốt của plasma phụ thuộc vào mật độ của nó. Mật độ plasma càng lớn thì tính không trong suốt càng lớn. Với plasma đậm đặc thì ngay cả với lớp rất mỏng cũng có độ dày quang học lớn. Ngược lại, với plasma loãng thì ngay cả với lớp dày cũng sẽ có độ dày quang học nhỏ.
VI.Các hiện tượng của plasma