Bệnh cây và côn trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily robina tại thái nguyên (Trang 25)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.4.5. Bệnh cây và côn trùng

Điều kiện vệ sinh tốt, thoáng gió, tƣới nƣớc đều đặn và kiểm tra các thƣờng xuyên phải đƣợc áp dụng nhằm hạn chế mầm mống gây bệnh. Một số bệnh thƣờng gặp ở lily là bệnh thối củ, rễ, bệnh khô lá, bệnh bạch tạng, bệnh mốc tro, bệnh thán thƣ. Bệnh chủ yếu do các loại nấm bệnh gây nên nhƣ bệnh thối củ do nấm Furarium gây ra ở gốc rễ củ làm cho gốc bị thâm đen. Biện pháp phòng trừ: Ngoài các biện pháp cơ giới cần sử dụng thuốc hóa học khi bệnh xuất hiện nhƣ Score 250 EC, 8 – 10ml/bình 10 lít. Rhidomil MZ 72 WP, 25 – 30g/bình 10 lít.

Lily thƣờng có các loại sâu ăn lá, rệp bông, bọ nhảy, nhện, dế châu Phi. Chủ yếu gây hại thân, cành, lá, vảy, củ, gốc rễ. tuy nhiên với sự ngăn ngừa thích hợp và thƣờng xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời để phòng trừ có hiệu quả sẽ giảm đƣợc tác hại. Ngoài ra còn một số bệnh do vi khuẩn, virus, tuyến trùng gây ra.

2.4.6. Khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa.

Lily trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng dễ gây hiện tƣợng rụng nụ và khô mầm hoa, khí Ethylen cũng thƣờng dẫn đến nụ bại dục.

Ion bạc (Ag+) có thể ngăn chặn đƣợc tác hại của bóng tối, thiếu ánh sáng nên ngƣời ta dùng chế phẩm STS có chứa bạc để làm giảm rụng nụ. Phun vào nụ dài 3 cm với nồng độ 0,1 mol/lít. Phun kép 1 – 2 lần trong một tuần, hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc hiện tƣợng rụng nụ và khô mầm hoa.

16

2.5. Thu hoạch và bảo quản.

Thu hoạch: thời gian thu hoạch tốt nhất là nụ thứ nhất dƣới gốc phình to và có màu. Thu cắt muộn, hoa đã nở, vận chuyển khó khăn, phấn hoa rơi làm bẩn hoa làm giảm giá trị thẩm mỹ của hoa. Nếu trên một cành có 6 nụ thì nên thu hoạch khi hai nụ dƣới có màu là tốt nhất. Cắt lily vào buổi sáng, cách mặt đất 10 – 15 cm, để 5 – 6 lá gốc. Sau khi cắt nhúng 1/3 cuống hoa vào nƣớc sạch và nhanh chóng đƣa vào chỗ mát để bảo quản hoặc cắm vào bình. Nó để vận chuyển bó thành từng bó 5 bông/bó, cắt bỏ lá gốc và tiếp tục nhúng gốc hoa trong nƣớc.

Bảo quản hoa: Việc bảo quản hoa tƣơi có thể đƣợc áp dụng nhƣ sau:

Dùng dung dịch 5 – 10% đƣờng saccaroza và AgNO3 100mg/lít, nhúng cuống hoa vào dung dịch 20 phút, sau đó bọc nilon và bảo quản trong nhiệt độ thấp 2 – 3ºC. Nếu bảo quản trong thời gian dài thì xử lý hoa trong STS (hỗn hợp của AgNO3 và NaSO3) nồng độ 0,2 mol/lít + đƣờng saccaroza 10% xử lý trong 24h rồi cho vào dung dịch AgNO3 50mg/lít, sau đó dùng túi nilon bọc lại, bảo quản trong kho lạnh 1°C trong 4 tuần, không làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoa. Có thể bổ sung nƣớc đƣờng, GA3 100ppm để hoa, lá không bị vàng.

2.6. Nhân giống hoa lily.

Giâm vảy (cắm vảy): Là phƣơng pháp nhân giống cổ truyền đối với hoa lily. Trên thân vảy (củ) có rất nhiều vảy, mỗi vảy có thể sinh ra nhiều vảy nhỏ ở gốc, mỗi thân vảy nhỏ sẽ hình thành một cơ thể mới, cách nhân giống này có hệ số nhân giống tƣơng đối cao.

Tách củ: Là phƣơng pháp nhân giống bằng cách tách củ con đƣợc sinh ra từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. Cũng có thể sản xuất hoa vụ hè để nhân giống, nhƣng do khí hậu nóng nên chất lƣợng củ này kém.

Nhân giống bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào (Invitro): Lily nhân bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục nhiều năm virut tích lũy lại truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho cây sinh trƣởng yếu, hoa nhỏ. Để khắc phục hiện tƣợng trên ngƣời ta đã sử dụng phƣơng pháp nuôi cấy mô tế bào.

17

Cho đến nay kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã trở nên quen thuộc và đƣợc ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ lily.

Nhân giống bằng hạt: Dễ làm, giá thành thấp, thu đƣợc nhiều cây khỏe, không bị bệnh, ngoài ra cho đặc điểm thụ phấn chéo vì vậy có thể thu đƣợc những dòng biến dị làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống mới, tuy nhiên mất nhiều thời gian, từ khi gieo hạt đến khi cây ra hoa có chất lƣợng tốt phải mất 3 – 4 năm, do vậy phƣơng pháp này ít đƣợc áp dụng.

2.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam.

2.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới.

2.7.1.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới.

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới đang rất phát triển và trở thành một ngành có giá trị thƣơng mại cao. Sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế các nƣớc. Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lƣợng hoa cây cảnh của toàn thế giới năm 1995 đạt 35 tỷ USD, đến năm 2005 tăng lên 56 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân năm là 20%).Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng. Ba nƣớc sản xuất hoa hoa lớn nhất thế giới chiếm 50% sản lƣợng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.

Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2012

Vùng Diện tích (ha)

Châu Âu 54.815

Nam Mỹ 45.980

Châu Á- Thái Bình dƣơng 244.263

Tổng thế giới 400.000

(Nguồn: AIPA - Union Fleurs, International Statistics Flowers and Plants, 2012)

Theo số liệu thống kê của WTO, sản lƣợng hoa xuất khẩu chiếm hơn 13,362 tỷ USD năm 2006, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm 45,9% hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD chiếm 43,3% loại chỉ dùng lá để trang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559 triệu USD chiếm 4,1%. Trong các nƣớc châu Âu, Hà Lan có thể xem là nƣớc đứng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn gồm 80 nƣớc trên thế giới. Trung bình một năm Hà Lan cung cấp cho thị trƣờng 7 tỷ bó hoa tƣơi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD/năm. Hà

18

Lan cũng là nƣớc dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao.

Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới năm 2012

TT Nƣớc % thị trƣờng Loại hoa

1 Hà lan 64,8 Lily, hồng, layơn, đồng tiền, phăng 2 Colombia 12,0 Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

3 Israel 5,7 Phăng, hồng, đồng tiền

4 Italia 5,0 Phăng, hồng,

5 Tây Ban Nha 1,9 Phăng, hồng,

6 Thái lan 1,6 Phăng, phong lan…

7 Kenya 1,1 Phăng, hồng, đồng tiền

8 Các nƣớc khác 7,9

( Nguồn: Nguyễn Xuân Linh. 2012)

Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số nƣớc rất chú trọng đầu tƣ, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất của các ngành nghề khác có nhiều liên quan nhƣ: Công nghệ sinh học, tin học, tự động hoá, vật lý, hoá học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lƣới, ngành công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh…

Kết quả là mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giống hoa mới, đã xây dựng rất nhiều “nhà máy” sản xuất hoa với hàng tỷ bông hoa chất lƣợng cao cung cấp cho ngƣời tiêu dùng đồng thời đã thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác phát triển.

Bảng 2.3. Tình hình nhập khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới năm 2012

TT Nƣớc trƣờng % thị Loại hoa

1 Đức 36,0 Phăng, cúc, hồng, layơn, lan…

2 Mỹ 21,9 Phăng, cúc, hồng

3 Pháp 7,4 Phăng, hồng, layơn, đồng tiền

4 Anh 7,0 Phăng, cúc, hồng, layơn, đồng tiền

5 Thụy Điển 4,9 Phăng, cúc, hồng

6 Hà lan 4,0 Hồng, layơn, lan…

7 Italia 2,9 Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

8 Các nƣớc khác 15,9

19

Phát triển hoa cây cảnh không chỉ đóng một vai trò quan trọng là mang lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế của đất nƣớc mà còn góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trƣờng sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng, trang trí công cộng và làm cho con ngƣời trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.

2.7.1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới.

Lily là loài hoa cắt đƣợc trồng rộng rãi trên thế giới. Hoa có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng nhất là nhóm lily Thơm (L.longiflorum Thumb) đƣợc coi là biểu tƣợng của sự thanh khiết và lộng lẫy. Hiện nay, lily đang là một trong sáu loài hoa cắt phổ biến, quan trọng nhất trên thế giới. Lily đang đƣợc phát triển trong những năm gần đây, đã có thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn do đa dạng về chủng loại và số lƣợng các giống thƣơng mại và đƣợc trồng nhiều ở một số nƣớc nhƣ: Hà Lan, Pháp, New Zealand, Mỹ, Chi Lê, Italia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc…

Hà Lan là nƣớc đứng đầu trong các nƣớc sản xuất hoa lily về cả củ giống và hoa lily thƣơng phẩm. Lily là cây đứng thứ 5 trong các loài hoa cắt quan trọng của Hà Lan. Trong những năm gần đây diện tích trồng lily của Hà Lan tăng lên nhanh chóng từ 100 ha năm 1970 lên 4800 ha năm 2000. Phần lớn lily đƣợc lai giống và sản xuất ở Hà Lan Thông qua các chƣơng trình nghiên cứu, tạo giống tiên tiến: nuôi cấy mô tế bào trong ống nghiệm (Invitro), tạo giống đa bội thể, chuyển gen đã tạo ra nhiều giống mới có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, hoa đẹp, năng suất cao. Hàng năm Hà Lan sản xuất đƣợc 11,8 tỉ cành hoa cắt, trong đó lily chiếm 3,5%. Mỗi năm sản xuất 2,21 tỉ củ lily giống, thì 2,11 tỉ củ (95,5%) đƣợc sử dụng làm hoa cắt, trong đó khoảng 0,41 tỷ củ (19,4%) đƣợc trồng ở trong nƣớc, xuất khẩu sang các nƣớc châu Âu 1 tỷ củ và ngoài châu Âu 0,7 tỷ củ (Buschman, 2005)[16]. Công nghệ sản xuất hoa lily của Hà Lan tiên tiến, đầu tƣ cơ sở vật chất lớn, nhƣ nhà kính năm 2003 có tới 266 ha (Jo Wijnands,2005) [19].

Trung Quốc là nƣớc trồng lily sớm nhất. Hiện nay, Trung Quốc có 46 loài 18 biến chủng Lily, chiếm 50% tổng số loài trên thế giới. Lily đƣợc phân bố ở khắp

20

các vùng. Nhiều giống lily của Trung Quốc có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi.

Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nƣớc phát triển nghề trồng hoa mạnh, lƣợng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc Á. Theo thống kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000 ha trồng hoa với 1,2 vạn ngƣời tham gia, giá trị sản lƣợng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989. Trong đó, lily là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc.

Nhật Bản là nƣớc có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nƣớc tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á, mỗi năm nhập khẩu hoa giá trị khoảng 500 triệu USD.

Kenia là nƣớc sản xuất hoa chủ yếu của châu Phi và là nƣớc xuất khẩu hoa tƣơi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, nƣớc này có tới 3 vạn nông trƣờng với hơn 2 triệu ngƣời trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa lily, hoa hồng. Mỗi năm nƣớc này xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó riêng hoa lily chiếm 35%.

Ngoài các nƣớc kể trên còn có nhiều nƣớc trồng lily lớn khác nhƣ: Italia, Mỹ, Đức, Mehycô, Côlômbia, Israel....

2.7.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam.

-Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam.

Lily là một trong những loại hoa cắt cành có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả thu thập của Viện nghiên cứu Rau quả, hiệu quả kinh tế trực tiếp đem lại cho các hộ nông dân, doanh nghiệp từ trồng lily là rất cao. Lãi thuần thu đƣợc từ trồng lily trung bình đạt khoảng 250 triệu/1.000m2/năm, nhƣ vậy chỉ tính trong năm 2009, ngƣời dân và doanh nghiệp ở miền Bắc Việt Nam thu lãi đƣợc từ trồng hoa lily là khoảng 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên hiện nay nƣớc ta vẫn chƣa chủ động sản xuất đƣợc củ giống, hầu hết các giống lily trồng ở Việt Nam chủ yếu đƣợc nhập từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc.

21

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, tản mạn. Kỹ thuật lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính, nhân giống bằng phƣơng pháp cổ truyền: gieo hạt. trồng bằng củ, mầm nên giống dễ bị thoái hóa, chất lƣợng kém. Đầu tƣ khoa học kỹ thuật còn thấp so với các nƣớc trong khu vực và thế giới; chủ yếu là sản xuất ngoài tự nhiên; tính đến năm 2005, tỷ lệ diện tích hoa cây cảnh áp dụng biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật mới chỉ đạt khoảng 35%, diện tích trồng hoa cây cảnh trong nhà có mái che chiếm 5% (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[6].

Đà Lạt là nơi đang có diện tích trồng hoa nhiều nhất so với các địa phƣơng khác trên cả nƣớc chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa.

Hiện nay , một số tỉnh miền Bắc nhƣ: Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên…đã tiến hành sản xuất một số giống lily thƣơng mại: Tiber, Sorbonne, Siberia, Acapulco, Yelloween…nhƣng với quy mô nhỏ chƣa sản xuất đại trà.

Nhìn chung, việc sản xuất hoa lily ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế về diện tích, năng suất, sản lƣợng, dẫn tới giá thành hoa còn khá cao.

-Tình hình nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam.

Việt Nam có 2 loài Lilium hoang dại: L.browii F.E. Brown var. Cochesteri Wils mọc trên núi đá, các đồi cọ ở Bắc Thái, Cao Lạng (nay là tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn) và loài L.poilaneigag.nep xuất hiện ở đồi cỏ Sa Pa – Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai) (Võ Văn Chi, Dƣơng Đức Tiến, 1978)[3]; (Lê Quang Long và CS, 2006)[8]. Các giống lily trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đƣợc nhập nội từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Nghiên cứu hoa lily tập trung ở một số hƣớng: khảo nghiệm để lựa chọn đƣợc những giống nhập nội phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật invitro, nuôi cấy bioreator…bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lily cũng đƣợc quan tâm.

Nghiên cứu khảo nghiệm hoa lily đƣợc thực hiện ở nhiều vùng phía Bắc bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả khả quan (Trần Duy Quý, 2004)[10].

22

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến 2004 đã xác định đƣợc 3 giống lily: Tiber, Siberia và Acapulco có khả năng trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên…đã khẳng định đƣợc 2 giống Tiber và Sorbonne sinh trƣởng, phát triển tốt tại địa phƣơng…

Nghiên cứu sản xuất giống lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả nhất định nhƣ: Nghiên cứu phƣơng pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003)[5]. Nghiên cứu khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thúy và CS, 2005)[13]. Nghiên cứu nhân củ giống lily bằng kỹ thuật in vitro nuôi cấy trong môi trƣờng cơ bản (MS) có bổ sung 12% đƣờng sacaroza, nhiệt độ phòng 25 - 27°C, độ ẩm 70%, cƣờng độ chiếu sáng 3000lux do tác giả Nguyễn Thị Lý Anh Viện Sinh học Nông nghiệp – Trƣờng Đại học nông nghiệp I. Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lƣợng trên 1g/củ và đƣợc xử lý ở nhiệt độ 5ºC trong 3 tháng đã sinh trƣởng, phát triển tốt và có chất lƣợng củ thu hoạch cao (Nguyễn Thị Lý Anh, 2005)[1].

Nghiên cứu về một số giải pháp kỹ thuật: Sử dụng chất kích thích sinh trƣởng, bón phân qua lá, che bóng cho cây…thực hiện ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn…xác định đƣợc một số chất kích thích sinh trƣởng: GA3 có tác dụng làm tăng chất lƣợng hoa (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[6], chế phẩm kích thích sinh trƣởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily robina tại thái nguyên (Trang 25)