Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily robina tại thái nguyên (Trang 27 - 30)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới

2.7.1.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cắt trên thế giới.

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp, ngành sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới đang rất phát triển và trở thành một ngành có giá trị thƣơng mại cao. Sản xuất hoa cây cảnh đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế các nƣớc. Theo báo cáo năm 2005 của FAO, giá trị sản lƣợng hoa cây cảnh của toàn thế giới năm 1995 đạt 35 tỷ USD, đến năm 2005 tăng lên 56 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân năm là 20%).Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng. Ba nƣớc sản xuất hoa hoa lớn nhất thế giới chiếm 50% sản lƣợng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.

Bảng 2.1. Diện tích trồng hoa ở một số vùng trên thế giới năm 2012

Vùng Diện tích (ha)

Châu Âu 54.815

Nam Mỹ 45.980

Châu Á- Thái Bình dƣơng 244.263

Tổng thế giới 400.000

(Nguồn: AIPA - Union Fleurs, International Statistics Flowers and Plants, 2012)

Theo số liệu thống kê của WTO, sản lƣợng hoa xuất khẩu chiếm hơn 13,362 tỷ USD năm 2006, trong đó hoa cắt cành là 6,12 tỷ USD chiếm 45,9% hoa chậu và hoa trồng thảm là 5,79 tỷ USD chiếm 43,3% loại chỉ dùng lá để trang trí là 893 triệu USD chiếm 6,7% và các loại hoa khác là 559 triệu USD chiếm 4,1%. Trong các nƣớc châu Âu, Hà Lan có thể xem là nƣớc đứng đầu trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa phục vụ cho thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn gồm 80 nƣớc trên thế giới. Trung bình một năm Hà Lan cung cấp cho thị trƣờng 7 tỷ bó hoa tƣơi và 600 triệu chậu hoa cảnh các loại, với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2 tỷ USD/năm. Hà

18

Lan cũng là nƣớc dẫn đầu về áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra các giống hoa cây cảnh có giá trị kinh tế cao.

Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới năm 2012

TT Nƣớc % thị trƣờng Loại hoa

1 Hà lan 64,8 Lily, hồng, layơn, đồng tiền, phăng 2 Colombia 12,0 Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

3 Israel 5,7 Phăng, hồng, đồng tiền

4 Italia 5,0 Phăng, hồng,

5 Tây Ban Nha 1,9 Phăng, hồng,

6 Thái lan 1,6 Phăng, phong lan…

7 Kenya 1,1 Phăng, hồng, đồng tiền

8 Các nƣớc khác 7,9

( Nguồn: Nguyễn Xuân Linh. 2012)

Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số nƣớc rất chú trọng đầu tƣ, đặc biệt là cho công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất của các ngành nghề khác có nhiều liên quan nhƣ: Công nghệ sinh học, tin học, tự động hoá, vật lý, hoá học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lƣới, ngành công nghiệp sản xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh…

Kết quả là mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giống hoa mới, đã xây dựng rất nhiều “nhà máy” sản xuất hoa với hàng tỷ bông hoa chất lƣợng cao cung cấp cho ngƣời tiêu dùng đồng thời đã thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác phát triển.

Bảng 2.3. Tình hình nhập khẩu hoa của một số nƣớc trên thế giới năm 2012

TT Nƣớc trƣờng % thị Loại hoa

1 Đức 36,0 Phăng, cúc, hồng, layơn, lan…

2 Mỹ 21,9 Phăng, cúc, hồng

3 Pháp 7,4 Phăng, hồng, layơn, đồng tiền

4 Anh 7,0 Phăng, cúc, hồng, layơn, đồng tiền

5 Thụy Điển 4,9 Phăng, cúc, hồng

6 Hà lan 4,0 Hồng, layơn, lan…

7 Italia 2,9 Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

8 Các nƣớc khác 15,9

19

Phát triển hoa cây cảnh không chỉ đóng một vai trò quan trọng là mang lại lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế của đất nƣớc mà còn góp phần đáng kể trong việc cải tạo môi trƣờng sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng, trang trí công cộng và làm cho con ngƣời trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.

2.7.1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lily trên thế giới.

Lily là loài hoa cắt đƣợc trồng rộng rãi trên thế giới. Hoa có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng nhất là nhóm lily Thơm (L.longiflorum Thumb) đƣợc coi là biểu tƣợng của sự thanh khiết và lộng lẫy. Hiện nay, lily đang là một trong sáu loài hoa cắt phổ biến, quan trọng nhất trên thế giới. Lily đang đƣợc phát triển trong những năm gần đây, đã có thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn do đa dạng về chủng loại và số lƣợng các giống thƣơng mại và đƣợc trồng nhiều ở một số nƣớc nhƣ: Hà Lan, Pháp, New Zealand, Mỹ, Chi Lê, Italia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc…

Hà Lan là nƣớc đứng đầu trong các nƣớc sản xuất hoa lily về cả củ giống và hoa lily thƣơng phẩm. Lily là cây đứng thứ 5 trong các loài hoa cắt quan trọng của Hà Lan. Trong những năm gần đây diện tích trồng lily của Hà Lan tăng lên nhanh chóng từ 100 ha năm 1970 lên 4800 ha năm 2000. Phần lớn lily đƣợc lai giống và sản xuất ở Hà Lan Thông qua các chƣơng trình nghiên cứu, tạo giống tiên tiến: nuôi cấy mô tế bào trong ống nghiệm (Invitro), tạo giống đa bội thể, chuyển gen đã tạo ra nhiều giống mới có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, hoa đẹp, năng suất cao. Hàng năm Hà Lan sản xuất đƣợc 11,8 tỉ cành hoa cắt, trong đó lily chiếm 3,5%. Mỗi năm sản xuất 2,21 tỉ củ lily giống, thì 2,11 tỉ củ (95,5%) đƣợc sử dụng làm hoa cắt, trong đó khoảng 0,41 tỷ củ (19,4%) đƣợc trồng ở trong nƣớc, xuất khẩu sang các nƣớc châu Âu 1 tỷ củ và ngoài châu Âu 0,7 tỷ củ (Buschman, 2005)[16]. Công nghệ sản xuất hoa lily của Hà Lan tiên tiến, đầu tƣ cơ sở vật chất lớn, nhƣ nhà kính năm 2003 có tới 266 ha (Jo Wijnands,2005) [19].

Trung Quốc là nƣớc trồng lily sớm nhất. Hiện nay, Trung Quốc có 46 loài 18 biến chủng Lily, chiếm 50% tổng số loài trên thế giới. Lily đƣợc phân bố ở khắp

20

các vùng. Nhiều giống lily của Trung Quốc có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi.

Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nƣớc phát triển nghề trồng hoa mạnh, lƣợng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc Á. Theo thống kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000 ha trồng hoa với 1,2 vạn ngƣời tham gia, giá trị sản lƣợng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989. Trong đó, lily là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc.

Nhật Bản là nƣớc có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong những nƣớc tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất châu Á, mỗi năm nhập khẩu hoa giá trị khoảng 500 triệu USD.

Kenia là nƣớc sản xuất hoa chủ yếu của châu Phi và là nƣớc xuất khẩu hoa tƣơi lớn nhất châu lục này. Hiện nay, nƣớc này có tới 3 vạn nông trƣờng với hơn 2 triệu ngƣời trồng hoa, chủ yếu là hoa phăng, hoa lily, hoa hồng. Mỗi năm nƣớc này xuất khẩu sang châu Âu 65 triệu USD, trong đó riêng hoa lily chiếm 35%.

Ngoài các nƣớc kể trên còn có nhiều nƣớc trồng lily lớn khác nhƣ: Italia, Mỹ, Đức, Mehycô, Côlômbia, Israel....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily robina tại thái nguyên (Trang 27 - 30)