Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily robina tại thái nguyên (Trang 30)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.7.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam

-Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam.

Lily là một trong những loại hoa cắt cành có giá trị kinh tế cao. Theo kết quả thu thập của Viện nghiên cứu Rau quả, hiệu quả kinh tế trực tiếp đem lại cho các hộ nông dân, doanh nghiệp từ trồng lily là rất cao. Lãi thuần thu đƣợc từ trồng lily trung bình đạt khoảng 250 triệu/1.000m2/năm, nhƣ vậy chỉ tính trong năm 2009, ngƣời dân và doanh nghiệp ở miền Bắc Việt Nam thu lãi đƣợc từ trồng hoa lily là khoảng 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên hiện nay nƣớc ta vẫn chƣa chủ động sản xuất đƣợc củ giống, hầu hết các giống lily trồng ở Việt Nam chủ yếu đƣợc nhập từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc.

21

Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, tản mạn. Kỹ thuật lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính, nhân giống bằng phƣơng pháp cổ truyền: gieo hạt. trồng bằng củ, mầm nên giống dễ bị thoái hóa, chất lƣợng kém. Đầu tƣ khoa học kỹ thuật còn thấp so với các nƣớc trong khu vực và thế giới; chủ yếu là sản xuất ngoài tự nhiên; tính đến năm 2005, tỷ lệ diện tích hoa cây cảnh áp dụng biện pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật mới chỉ đạt khoảng 35%, diện tích trồng hoa cây cảnh trong nhà có mái che chiếm 5% (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[6].

Đà Lạt là nơi đang có diện tích trồng hoa nhiều nhất so với các địa phƣơng khác trên cả nƣớc chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa.

Hiện nay , một số tỉnh miền Bắc nhƣ: Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên…đã tiến hành sản xuất một số giống lily thƣơng mại: Tiber, Sorbonne, Siberia, Acapulco, Yelloween…nhƣng với quy mô nhỏ chƣa sản xuất đại trà.

Nhìn chung, việc sản xuất hoa lily ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế về diện tích, năng suất, sản lƣợng, dẫn tới giá thành hoa còn khá cao.

-Tình hình nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam.

Việt Nam có 2 loài Lilium hoang dại: L.browii F.E. Brown var. Cochesteri Wils mọc trên núi đá, các đồi cọ ở Bắc Thái, Cao Lạng (nay là tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và Lạng Sơn) và loài L.poilaneigag.nep xuất hiện ở đồi cỏ Sa Pa – Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai) (Võ Văn Chi, Dƣơng Đức Tiến, 1978)[3]; (Lê Quang Long và CS, 2006)[8]. Các giống lily trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đƣợc nhập nội từ Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Nghiên cứu hoa lily tập trung ở một số hƣớng: khảo nghiệm để lựa chọn đƣợc những giống nhập nội phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng kỹ thuật invitro, nuôi cấy bioreator…bên cạnh đó, nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lily cũng đƣợc quan tâm.

Nghiên cứu khảo nghiệm hoa lily đƣợc thực hiện ở nhiều vùng phía Bắc bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả khả quan (Trần Duy Quý, 2004)[10].

22

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến 2004 đã xác định đƣợc 3 giống lily: Tiber, Siberia và Acapulco có khả năng trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên…đã khẳng định đƣợc 2 giống Tiber và Sorbonne sinh trƣởng, phát triển tốt tại địa phƣơng…

Nghiên cứu sản xuất giống lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả nhất định nhƣ: Nghiên cứu phƣơng pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa lily nhập nội (Nguyễn Thái Hà và CS, 2003)[5]. Nghiên cứu khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp lily trong ống nghiệm (Hà Thị Thúy và CS, 2005)[13]. Nghiên cứu nhân củ giống lily bằng kỹ thuật in vitro nuôi cấy trong môi trƣờng cơ bản (MS) có bổ sung 12% đƣờng sacaroza, nhiệt độ phòng 25 - 27°C, độ ẩm 70%, cƣờng độ chiếu sáng 3000lux do tác giả Nguyễn Thị Lý Anh Viện Sinh học Nông nghiệp – Trƣờng Đại học nông nghiệp I. Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lƣợng trên 1g/củ và đƣợc xử lý ở nhiệt độ 5ºC trong 3 tháng đã sinh trƣởng, phát triển tốt và có chất lƣợng củ thu hoạch cao (Nguyễn Thị Lý Anh, 2005)[1].

Nghiên cứu về một số giải pháp kỹ thuật: Sử dụng chất kích thích sinh trƣởng, bón phân qua lá, che bóng cho cây…thực hiện ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn…xác định đƣợc một số chất kích thích sinh trƣởng: GA3 có tác dụng làm tăng chất lƣợng hoa (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007)[6], chế phẩm kích thích sinh trƣởng Atonik có tác dụng tốt đến sinh trƣởng và chất lƣợng hoa (Phạm Thị Mai Chinh, 2007)[2], giống hoa lily Sorbonne thể hiện tính ƣu việt về chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển và chất lƣợng tại Ba Bể - Bắc Kạn (Nguyễn Văn Tấp, 2009)[12].

23

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Giống hoa lily Robina, củ giống đƣợc nhập khẩu từ Hà Lan.

Giống Robina là một trong những giống mới đƣa vào trồng ở Việt Nam từ năm 2012, chiều cao cây từ 80 – 120 cm, thời gian sinh trƣởng 75 –90 ngày. Lá to, dài, nhọn ( dài 10 – 14 cm, rộng 3 – 3,5 cm), có 3 – 6 nụ hƣớng lên trên, màu hồng đậm, mùi thơm nhẹ.

Phân bón lá và chất điều tiết sinh trƣởng: * Atonik

Thành phần: Hợp chất nitro thơm…18g/l. Atonik là chất kích thích sinh trƣởng cây trồng.

Ngâm hạt: Kích thích nảy mầm và ra rễ, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt giống.

Phun tƣới trên ruộng mạ, cây con: Làm cho mạ (cây con) phát triển khỏe mạnh, phục hồi nhanh chóng sau cấy (trồng).

Phun lá: kích thích sự sinh trƣởng, phát triển, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất của cây, kết quả là có thể cho thu hoạch sớm với năng suất cao, chất lƣợng tốt.

Antonik áp dụng trên hầu hết các loại cây trồng. * GA3

Gibberellin nồng độ 100 ppm. * Phân bón lá NPK Trung Quốc.

Thành phần: Urea – N: 24,26% , P2O5: 10%, K2O: 10% , NO3: 3,32% ;Cu: 0,02% , NH4: 2,42% , Fe: 0,1%, Mn: 0,05%, Mo: 0,002% Mg: 0,2%, Zn: 0,02% B: 0,09% , Co: 0,0005% .

24

Cách dùng: pha 10g với 8 lít nƣớc, 60 – 80g/1000m2 (480 – 640 lít dung dịch/1ha).

Tác dụng: loại phân này có tác dụng giúp cây trồng phát triển nhanh, mạnh, tăng sức đề kháng, ngừa sâu bệnh, giúp tăng hoa, đậu trái, chắc hạt. Tăng năng suất, chất lƣợng nông sản.

* Phân bón lá Đầu trâu 007

Thành phần: 15% N, 30% P2O5, 15% K2O, 0,05% Ca, 0,05% Mg, 0,05% Zn, 0,025% Fe, 0,05% Cu, 0,25% Mn, 0,03% B, GA3 50ppm, NAA 50ppm.

Công dụng: Kích thích cây ra hoa tập trung, đậu trái nhiều. Hạn chế tác dụng của sâu bệnh, phèn mặn, hạn hán.

Tăng năng suất, chất lƣợng nông sản. Cách dùng:

Pha gói 10g cho bình 8 – 10 lít nƣớc, sử dụng 400 – 500 lít/ha, phun khi trời mát, định kỳ 7 – 10 ngày/lần, cụ thể:

Chú ý: Có thể pha với thuốc trừ sâu, phun cho mọi giai đoạn sinh trƣởng của cây, không phun trực tiếp vào hoa đang nở.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.

Địa điểm thí nghiệm: Tại thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. Thời gian: Vụ Đông Xuân 2014 – 2015.

3.2. Nội dung nghiên cứu.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc xử lý lạnh đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trƣởng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên.

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.

3.3.1. Thí nghiệm 1.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc xử lý lạnh đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên.

25

- Thí nghiệm đồng ruộng bố trí trong nhà có mái che tại thành phố Thái Nguyên theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 7 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại 30 củ. Tổng số củ trong thí nghiệm 630 củ. Mật độ 20 củ/m2, chu vi củ 20 – 22 cm, xử lý ngày 18/9/2014 (âm lịch).

- Công thức thí nghiệm:

Công thức 1: Không xử lý lạnh.

Công thức 2: Không xử lý lạnh, để củ trong điều kiện bình thƣờng 5 ngày. Công thức 3: Không xử lý lạnh, để củ trong điều kiện bình thƣờng 10 ngày. Công thức 4: Không xử lý lạnh, để củ trong điều kiện bình thƣờng 15 ngày. Công thức 5: Xử lý lạnh ở 15ºC trong 5 ngày.

Công thức 6: Xử lý lạnh ở 15°C trong 10 ngày. Công thức 7: Xử lý lạnh ở 15°C trong 15 ngày. - Sơ đồ bố trí thí nghiệm.

NLI CT1 CT2 CT4 CT3 CT6 CT5 CT7

NLII CT2 CT6 CT1 CT4 CT5 CT3 CT7

NLIII CT6 CT1 CT7 CT3 CT5 CT2 CT4

3.3.2. Thí nghiệm 2.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trƣởng đến khả năng sinh trƣởng phát triển của giống hoa Lily Robina tại Thái Nguyên.

- Thí nghiệm đƣợc bố trí trong nhà có mái che tại thành phố Thái Nguyên theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 9 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại 30 củ. Tổng số củ trong thí nghiệm 810 củ. Mật độ 20 củ/m2. Chu vi củ 20 - 22 cm. Thời vụ trồng ngày 08/10/2014 (âm lịch).

- Các công thức thí nghiệm: Công thức 1: Không phun (đ/c).

Công thức 2: Phun phân bón lá NPK Trung Quốc Công thức 3: Phun phân bón lá Đầu Trâu.

26 Công thức 5: Phun GA3 100ppm.

Công thức 6: Phun phân bón lá NPK Trung Quốc + Atonik. Công thức 7: Phun phân bón lá Đầu Trâu + Atonik.

Công thức 8: Phun phân bón lá NPK Trung Quốc + GA3 100ppm. Công thức 9: Phun phân bón lá Đầu Trâu + GA3.

Phun vào thời điểm sau trồng 20 ngày, 10 ngày phun 1 lần theo hƣớng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

NLI CT1 CT4 CT2 CT7 CT6 CT9 CT3 CT5 CT8 NLII CT3 CT5 CT8 CT1 CT6 CT2 CT9 CT7 CT4 NLIII CT9 CT7 CT5 CT8 CT2 CT6 CT1 CT3 CT4

3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi

Định cây theo dõi, 10 ngày theo dõi 1 lần, mỗi lần nhắc lại 5 cây, theo dõi các chỉ tiêu sau :

3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

Các giai đoạn sinh trƣởng phát triển của cây hoa lily đƣợc tính từ khi trồng đến khi mọc mầm, xòe lá thứ nhất, phân hoá mầm hoa, ra nụ, nở hoa(ngày). Theo dõi số cây đạt đƣợc các chỉ tiêu 10%, 50% và 80%.

3.4.1.1. Mọc mầm

- Theo dõi củ mọc mầm

Tỷ lệ mọc mầm ( %) = Số củ mọc sau trồng x 100 Tổng số củ theo dõi

- Theo dõi sức mọc mầm của củ giống: số ngày để mọc mầm đƣợc 10%, 50% và 80%.

3.4.1.2. Sinh trưởng và phát triển

- Theo dõi động thái tăng trƣởng chiều cao cây: chiều cao đƣợc đo từ mặt đất lên ngọn lá cao nhất.

- Theo dõi động thái ra lá (lá/cây): đếm toàn bộ số lá trên cây. - Đƣờng kính thân (cm): đo cách gốc 20 cm, đo bằng thƣớc palme.

27

- Lá: đo chiều dài và chiều rộng lá: mỗi cây đo 3 lá hoàn thiện, tính trung bình (cm).

- Theo dõi số ngày: từ trồng đến 50% số cây mọc mầm, từ 50% số cây mọc mầm đến 50% số cây hình thành nụ, từ 50% số cây hình thành nụ đến 50% số cây có nụ chuyển màu/ tổng số cây theo dõi.

- Theo dõi thời gian ra nụ của cây: số ngày từ trồng đến 10%, 50% và 80% số cây ra nụ.

- Theo dõi thời gian nụ thứ nhất chuyển màu: số ngày từ trồng đến 10%, 50% và 80% số cây có nụ thứ nhất chuyển màu.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch.

3.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng

- Số nụ và số hoa nở trên cây: Đếm toàn bộ số nụ và số hoa trên cây theo dõi.

- Tỷ lệ rụng nụ, rụng hoa (%): - Đƣờng kính hoa (cm)

- Độ bền tự nhiên (ngày): Mỗi công thức lấy 5 cành, tính từ khi nụ hoa đầu tiên chuyển màu cho đến khi hoa đó tàn và tàn cả cành trên các cây theo dõi. Đơn vị tính là ngày.

- Độ bền hoa cắt (ngày): Mỗi công thức lấy 5 cành, cắt cành hoa sau khi nụ thứ nhất chuyển màu cắm vào bình nƣớc sạch, mỗi ngày thay nƣớc một lần, theo dõi độ bền của cành thứ nhất và của cả cành. Đơn vị tính là ngày.

- Năng suất thực thu: Số cành hoa thu đƣợc trên ô thí nghiệm. - Tỷ lệ cây hoa nở hữu hiệu = Số cây nở hoa

x 100 Tổng số cây theo dõi

3.4.3. Phương pháp theo dõi tình hình sâu bệnh hại.

- Bệnh hại, đếm số cây bị bệnh ở từng thời điểm xuất hiện bệnh trên tổng số cây theo dõi.

28

+ Mức độ nhẹ (tỷ lệ bệnh <10%). Kí hiệu +

+ Mức độ trung bình (tỷ lệ bệnh 10-25%). Kí hiệu ++ + Mức độ nặng (tỷ lệ bệnh 26-50%). Kí hiệu +++ + Mức độ rất nặng (tỷ lệ bệnh trên 50%). Kí hiệu ++++

- Sâu hại, đếm số cây bị bệnh ở từng thời điểm xuất hiện sâu trên tổng số cây theo dõi.

+ Mức độ sâu hại

+ Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá). Kí hiệu *

+ Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá). Kí hiệu ** + Mức độ nhiều (rệp có số lƣợng lớn, không nhận ra quần tụ). Kí hiệu ***

+ Mức độ rất nhiều (rệp có số lƣợng lớn, đông đặc, ảnh hƣởng tới tất cả lá, thân). Kí hiệu ****.

- Tỷ lệ bệnh hại = Số cây bị bệnh

x 100 Tổng số cây theo dõi

3.4.4. Hiệu quả kinh tế

Tính toán thu chi của từng công thức. Lãi thuần = tổng thu - tổng chi

3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm đƣợc xử lý trên phần mềm EXCEL và phần mềm IRRISTAT.

3.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Các biện pháp phi thí nghiệm nhƣ: đất đai, phân bón, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đƣợc tiến hành đồng đều ở các công thức.

Chăm sóc thí nghiệm theo quy trình sản xuất hoa lily của Viện Nghiên cứu Rau - Quả (Đặng Văn Đông, 2005).

29 PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc xử lí lạnh đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên. phát triển của giống hoa lily Robina tại Thái Nguyên.

4.1.1. Ảnh hưởng của xử lý lạnh đến tỷ lệ mọc mầm của lily Robina.

Sinh trƣởng và phát triển của Lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Củ Lily trồng dƣới đất thƣờng sau khoảng 1-2 tuần sẽ mọc mầm, trong trƣờng hợp xử lý không đầy đủ hoặc gặp trời lạnh thời gian nảy mầm có thể kéo dài 5 tuần. Từ khi trồng đến khi ra nụ khoảng 6-9 tuần. Từ khi ra nụ đến nở hoa khoảng 4-7 tuần. Các giống khác nhau có thời gian sinh trƣởng khác nhau.

Tỷ lệ mọc mầm phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng của củ giống và ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Thông thƣờng, sau trồng 5-7 ngày thì củ giống Lily mọc lên khỏi mặt đất.

Theo dõi mọc mầm của 7 công thức thí nghiệm thấy rằng: sức mọc mầm của công thức xử lý lạnh ở 15ºC trong 15 ngày là lớn nhất, sau trồng 3 ngày đã mọc mầm (70,2%), thời gian mọc mầm kết thúc sau 6 ngày. Công thức không xử lý lạnh có sức mọc mầm yếu nhất, sau trồng 6 ngày mới mọc mầm (28,3%) và kéo dài 12 ngày mới kết thúc mọc mầm.Công thức không xử lý lạnh để củ trong điều kiện bình thƣờng 15 ngày và công thức xử lý lạnh ở 15°C trong 10 ngày kết thúc mọc mầm sau 9 ngày, các công thức còn lại sau 12 ngày mới hoàn thành kết thúc mọc mầm.

Tỷ lệ mọc mầm của công thức không xử lý lạnh thấp nhất (92,2%),các công thức còn lại có tỷ lệ mọc mầm tƣơng đối cao trên 94%, cao nhất là công thức xử lý lạnh ở 15ºC trong 15 ngày đạt 98,9%. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.2 nhƣ sau:

30

Bảng 4.1 : Ảnh hƣởng của xử lý lạnh đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của hoa lily Robina tại Thái Nguyên.

Công thức Sau 3 ngày (%) Sau 6 ngày (%) Sau 9 ngày (%) Sau 12 ngày (%) Số củ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hoa lily robina tại thái nguyên (Trang 30)