Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 55 - 64)

a) Kiến nghị với Chớnh phủ

Thứ nhất, Chớnh phủ cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DNV&N phát triển. Hiện tại địa vị

pháp lý của các DNV&N chưa được xác định rừ ràng, hoạt động của các DNV&N chưa được điều chỉnh và hướng dẫn một cách cụ thể. Các DNV&N phải hoạt động theo nhiều luật khác nhau, gõy ra nhiều khó khăn cho cả phớa doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, Chớnh phủ cần phải có văn bản chung quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp này.

Bộ máy quản lý Nhà nước cồng kềnh gõy rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp lớn cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chớnh phủ cần tiến tới đơn giản húa bộ máy quản lý Nhà nước. Để tăng cường công tác quản lý DNV&N trong đăng ký kinh doanh cũng như giám sát hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, Chớnh phủ cần sớm hình thành một cơ quan riêng phụ trách việc tổ chức đăng ký kinh doanh và giám sát quản lý các DNV&N. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác kế toán tại các DNV&N buộc các DNV&N chấp hành đúng luật thống kê, kế toán, kiểm toán.

Chớnh sách thuế hiện nay đang áp dụng với DNV&N vẫn cũn nhiều bất cập bởi vẫn cũn tồn tại nhiều mức thuế suất khác nhau với cách quản lý phức tạp, không chặt chẽ đã gõy ra nhiều phiền toái cho các doanh nghiệp đồng thời đón đến hiện tượng trốn thuế. Do đó, Chớnh phủ cần điều chỉnh luật thuế sao cho phù hợp với các DNV&N.

Thị trường bất động sản và chớnh sách đất đai phải xõy dựng được hệ thống đăng ký, khắc phục sự bất bình đẳng trong việc giao, cấp đất cho sản xuất kinh doanh; hình thành loại hình dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đảm bảo cho việc kinh doanh quyền sử dụng đất được thuận lợi, trôi chảy. Mở rộng quyền của doanh nghiệp trong việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, trong đó Chớnh phủ cần nhanh chóng cấp số đỏ cho các DNV&N, hợp pháp sở hữu

cho DNV&N. Bên cạnh đó, cần đơn giản các thủ tục công chứng để trành gõy lóng phí thời gian.

Thứ hai, Chớnh phủ cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lónh tín dụng cho các DNV&N. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung cần chú ý tới lợi ích của các bên góp vốn vào quỹ để có thể hình thành nên được quỹ bởi một vấn đề hiện nay là các ngõn hàng cũng không mấy mặn mà gì với các Quỹ bảo lónh tín dụng do không đủ hấp dẫn về lợi ích. Đõy là một bước đi quan trọng để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các DNV&N trong cả nước. Bên cạnh Quỹ bảo lónh tín dụng, cần nghiên cứu thành lập quỹ bảo hiểm tiền vay.

Thứ ba, Chớnh phủ cần tăng cường cung cấp thông tin và dịch vụ tài chớnh cho các DNV&N; mở rộng các danh mục dịch vụ, đa dạng húa dịch vụ và phương thức cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chớnh như dịch vụ kế toán, dịch vụ xem xét báo cáo tài chớnh đối với các doanh nghiệp chưa có bộ máy kiểm toán nội bộ và khả năng tài chớnh hạn chế không thể thuê kiểm toán báo cáo tài chớnh.

b) Kiến nghị với Ngõn hàng Nhà nước Việt Nam

Ngõn hàng Nhà nước là cơ quan chủ quản, trực tiếp phụ trách chỉ đạo hoạt động cho vay đối với DNV&N nên việc làm đầu tiên để phát triển hoạt động cho vay đối với DNV&N là cần phải ban hành một cơ chế riêng, một quy trình cho vay riêng đối với DNV&N phù hợp với đặc điểm của DNV&N; mở rộng các điều kiện cho vay đối với DNV&N như vấn đề tài sản thế chấp không chỉ có đất đai mà cũn các tài sản gắn liền với đất đai.

Ngoài ra, Ngõn hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thông tin cho các ngõn hàng thương mại qua Trung tõm thông tin tín dụng (CIC) đảm bảo cập nhật thường xuyên, kịp thời bởi đõy là kênh thông tin mà các ngõn hàng

thương mại tin cậy. Tiếp tục chỉ đạo các ngõn hàng thương mại cần có nhiều sản phẩm tín dụng mang tớnh chuẩn húa cũng như có cẩm nang tín dụng, cẩm nang quản lý rủi ro, sớm cho ra đời Sổ tay tín dụng theo tiêu chuẩn của ÌM.

Không những thế, Ngõn hàng Nhà nước cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn, tỡm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho các DNV&N của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chớnh phủ.

c) Kiến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan

Các cơ quan chức năng có liên quan cần có những biện pháp cụ thể để nõng cao hiệu quả cho vay các DNV&N cả về số lượng lẫn chất lượng.

KẾT LUẬN

Trước các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, các DNV&N đã có sự phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất lượng và đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội. Thành công này đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Vì vậy với mục tiêu khuyến khích các DNV&N phát triển, các ngân hàng đã và đang có nhiều chính sách mở rộng cho vay đối với các doang nghiệp này. Hoạt động cho vay các DNV&N không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N sản xuất kinh doanh mà còn có ý nghĩa phát triển đầu ra tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Mở rộng cho vay đối với các DNV&N luôn là nội dung quan trọng hàng đầu trong mục tiêu chiến lược phát triển của ngân hàng. Để mở rộng cho vay các DNV&N tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm có hiệu quả thì vai trò của bản thân chi nhánh là quan trọng nhất, tuy nhiên vẫn không thể tách rời các bên có liên quan như khách hàng, Ngân hàng Nhà nước và môi trường kinh tế.

Chuyên đề đã phõn tích những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay các DNV&N, phõn tích thực trạng hoạt động của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong 3 năm gần đõy, để từ đó đưa ra một số đề xuất về giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNV&N.

Với kiến thức và kinh nghiờm cũn hạn chế nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được sự góp ý của thầy giáo

PGS.TS Lê Đức Lữ để chuyên đề trở nên hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự huớng dẫn và chỉ dạy tận tình của thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ đó giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong các năm 2004, 2005, 2006.

2. Các quy chế, quy trình tín dụng của Ngân hàng Công thương.

3. Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, khoa Ngân hàng- tài chính, trường ĐH KTQD.

4. Ngân hàng thương mại- Edwar W.Reed.Ph.D và Edwar K.Gill. 5. Tài chính doanh nghiệp- PTS Vũ Duy Hào.

6. Tạp chí kinh tế phát triển năm 2004, 2005, 2006. 7. Tạp chí tài chính tiền tệ năm 2004, 2005, 2006. 8. Tạp chí ngân hàng năm 2004, 2005, 2006. 9. Thời báo kinh tế năm 2004, 2005, 2006. 10. Tìm hiểu nghiệp vụ NHTM- PTS Hồ Diệu.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3

1.1. Tổng quan về ngõn hàng thương mại...3

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại3...3

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại...4

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn...4

1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn...4

1.1.2.3. Các hoạt động trung gian...5

1.1.3. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại5...5

1.1.3.1. Khái niệm và các quy tắc cho vay của ngân hàng thương mại...6

1.1.3.2. Vai trò của hoạt động cho vay...7

1.1.3.3. Các hình thức cho vay của NHTM...9

1.2. DNV&N trong nền kinh tế thị trường...14

1.2.1. Khái niệm và vai trò của DNV&N...14

1.2.1.1. Khái niệm...14

1.2.1.2. Vai trò của DNV&N...16

1.2.2. Đặc điểm của DNV&N...18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với DNV&N của NHTM...20

1.3.1. Các nhân tố chủ quan...20

1.3.1.2. Các nhân tố thuộc về DNV&N...23

1.3.2. Các nhân tố khách quan...24

1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về NHTW và Chính phủ...24

1.3.2.2. Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý...26

1.3.2.3. Các nhân tố thuộc về môi trường kinh tế...27

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNV&N TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM...29

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...29

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm ...30

2.1.3. Kết qủa hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm trong thời gian qua...31

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ...31

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng ...33

2.1.3.3. Các hoạt động và dịch vụ khác...34

2.1.3.4.Hiệu quả kinh doanh ...35

2.2. THƯỰC TRẠNG CHO VAY DNV&N CỦA NHCT HOÀN KIẾM.36 2.2.1. Tình hình cho vay DNV&N tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm ...36

2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay...37

2.2.3. Nợ quá hạn...40

2.3. Đánh giá thực trạng cho vay DNV&N tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm...41

2.3.1. Kết quả đạt được...41

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...42

2.3.2.1 Những hạn chế...42

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY

ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NHCT HOÀN KIẾM...44

3.1. Định hướng cho vay đối với DNV&N tại NHCT Hoàn Kiếm...44

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNV&N tại NHCT Hoàn Kiếm 47 3.2.1. Nhận thức đúng đối tượng khác hàng...47

3.2.2. Đổi mới quy trình cho vay phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ...47

3.2.3. Tăng cường hoạt động marketing ngân hang...49

3.2.4. Nâng cao chất lượng thông tin trong ngân hàng...51

3.2.5. Hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cho vay trong ngân hàng...52

3.3. Một số kiến nghị...52

3.3.1. Kiến nghị đối với DNV&N...52

3.3.2. Kiến nghị với NHCT Việt Nam...54

3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước...55

KẾT LUẬN...59

Một phần của tài liệu Luận văn mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w