Thế tay thước và phân thế

Một phần của tài liệu chương trình đào tạo vovinam việt võ đạo (Trang 79 - 80)

"Tay Thước" hay "Mộc Bản" là nét võ thuật khá độc đáo của Vovinam - Việt Võ Đạo. Khúc gỗ đó chính là cái thước đo vải của thợ may.

Thước thợ may thường là một thanh gỗ dài một thước ta, nhưng ngày nay chiều dài của vũ khí không nhất thiết phải dùng khúc gỗ đúng một thước, tùy theo chiều cao cơ thể của người tập, sao cho

cho phù hợp với thể trạng của từng cá nhân. Thước có 4 cạnh, dày độ 2 cm, rộng độ 6 - 8 cm.

Bài Mộc Bản gồm có 12 thế tự vệ rất hữu hiệu. Các thế được kết hợp thành bài Mộc Bản Pháp và bài kết hợp thành bài song luyện Tay Thước rất đẹp mắt. Các thế này chủ yếu "dĩ nhu chế cương", tức dùng yếu chống mạnh. Lối đánh đặc thù của Tay Thước là nắm hai đầu thanh gỗ và vận dụng khúc giữa để gạt, chắn, siết... Tay Thước không sử dụng như một thanh kiếm vì nó không có lưỡi sắc, và không dùng như một khúc gậy (như của võ Eskrisma của Phi Luật Tân) hoặc dùi cui (baton) của lực lượng an ninh (cảnh sát). Đây là một loại đòn thế tự vệ đúng nghĩa - không chủ trương tấn công, và chỉ dùng những thao tác nhu nhuyễn để khống chế tình huống bằng cách kèm sát đối phương, nhập nội, và hạ đối phương trong chớp nhoáng, kết hợp với các lối cài và triệt chân.

Theo chương trình huấn luyện hiện nay, 12 thế Tay Thước và phân thế được truyền thụ trong trình độ Hoàng đai 2 và bài Mộc Bản Pháp thuộc trình độ hoàng đai 3.

Tay Thước là một trong những nét rất độc đáo của môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo với lối xuất chiêu rất thanh tao nhưng quyết liệt. Những đòn thế này thực dụng với tất cả mọi người, bất luận nam nữ.

Phản đòn khóa gỡ căn bản trình độ III

(Hoàng Đai I cấp thi lên Hoàng đai II cấp) Võ sư Cẩm Bình diễn giải

Một phần của tài liệu chương trình đào tạo vovinam việt võ đạo (Trang 79 - 80)