Giải pháp trong việc huy động, sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA 1 Giải pháp trong huy động vốn ODA.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) (Trang 38 - 39)

VỐN ODA TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI.

3.3.2. Giải pháp trong việc huy động, sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA 1 Giải pháp trong huy động vốn ODA.

3.3.2.1 Giải pháp trong huy động vốn ODA.

Thứ nhất, tăng cường vai trò của cơ quan chỉ đạo quốc gia trong việc chỉ đạo thực hiện ODA. Như đã phân tích ở trên, việc triển khai ODA ở nước ta còn chậm và điều này sẽ kéo theo việc huy động ODA sau này gặp khó khăn phải chăng một phần là do ta chưa có cơ quan chuyên trách mạnh về lĩnh vực này. Không phải chỉ dành cho một vài cơ quan hay tổ chức đặc quyền nào tham gia vào các dự án hay chương trình ODA mà đó phải là quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân, của xã hội. Phải làm sao cho mọi người, mọi vùng trên đất nước ta đều được hưởng thành quả của sự hỗ trợ về tài chính mà cộng đồng quốc tế dành cho chúng ta. Nhưng muốn như vậy, phải có cơ quan chuyên trách mạnh, công khai đủ sức và đủ uy tín để đề xuất chủ trương, chính sách với Đảng, nhà nước và hướng dẫn các tổ chức xã hội, các địa phương trong nước xây dựng và thực hiện các dự án vừa phù hợp với đường

lối chiến lược của ta vừa phù hợp với mục tiêu ODA.

Thứ hai, mở rộng các quan hệ phi nhà nước. Viện trợ phát triển chính thức bao gồm ba phương thức: viện trợ không hoàn lại (song phương), cho vay với điều kiện ưu đãi (song phương) và các hiệp định đa phương. Nếu như phần cho vay với điều kiện ưu đãi thường dành cho các dự án nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường … thì phần viện trợ không hoàn lại thường dành cho mục tiêu phát triển con người như y tế, cung cấp nước sạch, cải thiện điều kiện giáo dục ở nhà trường, bảo tồn khai thác các di sản văn hoá dân tộc… Trong những lĩnh vực này không chỉ có vai trò của các tổ chức nhà nước mà còn có vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể, các địa phương, các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ. Vì thế, việc mở rộng quan hệ phi nhà nước là một điều kiện quan trọng để tìm kiếm được nhiều hơn các nguồn ODA cũng như các nguồn viện trợ khác.

Thứ ba, Hướng dẫn lập dự án và triển khai dự án ODA. Để nhận được tài trợ ODA của các nhà tài trợ thì các địa phương phải xây dựng được các dự án có tính thuyết phục và có khả năng thực hiện được dự án một cách hiệu quả nhưng thường các dự án hỗ trợ loại này thì đối tượng nhận hỗ trợ thường không đủ khả năng để làm những việc như trên. Do đó, sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan chuyên

trách là hết sức cần thiết và quyết định đến hiệu quả của chương trình, dự án.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w