Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) (Trang 36 - 38)

VỐN ODA TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI.

3.3.1.Về cơ chế chính sách

Thứ nhất, phải tiến hành xây dựng chính sách tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nước ngoài được hoạch định trong mối tương quan chặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô, việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài phải tính đến các chỉ tiêu cơ bản về nợ nước ngoài như: khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài (tổng số nợ nước ngoài/GDP), chỉ tiêu khả năng vay thêm

từng năm, chỉ tiêu khả năng hoàn trả nợ (tổng nghĩa vụ trả nợ/thu nhập xuất khẩu). Thêm vào đó, cần nhanh chóng hoàn chỉnh các chính sách, chế độ về vay và quản lý nguồn vốn ODA nói riêng. Giải pháp này bao gồm:

(i) Đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, đơn giản và minh bạch của hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng ODA:

Đánh giá nguồn vốn hỗ trợ chính thức 23

Hiện tại, nguồn vốn ODA được quản lý và sử dụng theo quy định của Nghị định và một số văn bản dưới luật, luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách Nhà nước. Để tăng cường quản lý, giám sát vốn ODA, cần phải rà soát các quy định của các văn bản pháp quy hiện hành.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thể chế, pháp lý về ODA trên cơ sở đánh gía kết quả thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 – 2010. Thực hiện tốt các văn bản pháp quy về ODA và INGO vừa được ban hành như Quyết định 119/2009/QĐ-TTg ban hành Quy chế Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA tại Việt Nam, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài…

(ii) Tăng cường nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ;

(iii) Đẩy nhanh cải cách hành chính và hiệu quả hành chính nhà nước;

(iv) Nâng cao đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo lại cán bộ quản lý dự án;

(v) Khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn ODA:

Về giải ngân vốn ODA, cần hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn trên tinh thần cải tiến thủ tục quản lý, cấp phát vốn theo quy định của Luật NSNN. Về chính sách thuế đối với các dự án ODA, cần tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và nộp thuế; đồng thời, tạo ra một mặt bằng về thuế đối với tất cả các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác

nhau. Về vốn đối ứng, đảm bảo đủ vốn đối ứng cho các chương trình/dự án ODA cũng như nâng cao tính chủ động cho các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch vốn đối ứng cho các dự án.

Về cơ chế bảo lãnh của Chính phủ, cần sớm sửa đổi Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của DN và các tổ chức tín dụng. Về quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài, ban hành quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài để quản lý các khoản vốn thu hồi từ các dự án được sử dụng ODA dưới hình thức cho vay lại của Chính phủ.

(vi) Tăng cường quản lý vốn ODA theo Luật ngân sách.

Thứ hai, rà soát lại các định mức, xoá bỏ các định mức lạc hậu, xây dựng các định mức đảm bảo tiên tiến, khoa học phù hợp với thực tiễn và xem xét lại qui trình đấu thầu, xét thầu, giao thầu để giảm sự khác biệt giữa trong và ngoài nước, tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Thứ ba, quản lý vay nợ cần xác định rõ trách nhiệm của người vay và người sử dụng vốn vay, chống ỷ lại vào nhà nước. Đồng thời phải quản lý chất lượng các khoản

vay ODA đặc biệt là khâu xây dựng dự án. Cụ thể:

- Ban hành các thông tư hướng dẫn thật cụ thể để thực hiện tốt các nghị định của chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài , hoàn chỉnh hình thành quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài nhằm tạo nguồn trả nợ cho chính phủ, đảm bảo trả nợ đúng hạn, không rơi vào chồng chất không có khả năng thanh toán.

- Ban hành qui chế chung cho vay lại các nguồn vốn vay nước ngoài, khuyến khích sự tham gia của các ngành, các địa phương, các cơ sở vào khai thác nguồn vốn ODA.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) (Trang 36 - 38)