Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA còn yếu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) (Trang 27 - 29)

quản, PMU, chủ đầu tư với chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng. Ví dụ, dự án cải tạo quốc lộ 1 do vốn ODA của WB và ADB tài trợ liên quan đến hầu hết các tỉnh thành phố trên trục quốc lộ 1. Do sự phối hợp không tốt giữa các địa phương nên thống nhất quan điểm đền bù giải phóng mặt bằng rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Địa phương giải phóng mặt bằng nhanh phải chờ địa phương làm chậm, gây chậm trễ cho tiến độ dự án.

2.4.2 Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA còn yếu yếu

Hiện nay, công tác giám sát và theo dõi dự án được triển khai ở mọi cấp từ Trung ương, các bộ, địa phương chủ quản cho đến các Ban quản lý dự án. Ngoài ra còn được thực hiện bởi chính các nhà tài trợ hoặc phối hợp thực hiện giữa các nhà tài trợ với các cơ quan liên quan của phía Việt Nam. Theo quy định hiện hành, các Ban quản lý dự án phải lập báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án theo tháng, quý, năm và báo cáo kết thúc dự án cho các cơ quan cấp trên. Báo cáo này bao gồm các thông tin về các công việc đã được triển khai thực hiện hoặc hoàn thành, các khoản viện trợ đã được giải ngân... Các Bộ, địa phương chủ quản có trách nhiệm thực hiện các báo cáo quý về tiến độ triển khai các dự án ODA thuộc phạm vi quản lý của Bộ và địa phương mình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lập báo cáo

nửa năm và hàng năm về tình hình triển khai thực hiện các dự án ODA.

Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý như sau:

- Thứ nhất, công tác theo dõi và đánh giá dự án bị buông

lỏng. Thể hiện chỉ có

khoảng 15% các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt công tác theo dõi và báo cáo đúng thời hạn quy định. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Công tác đánh giá sau khi dự án kết thúc hiện chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay chỉ có nhà tài trợ thực hiện việc đánh giá dự án sau khi kết thúc trong khi các cơ quan liên quan của phía Việt Nam không có đầy đủ kinh phí thực hiện công tác này. Việc nhà tài trợ thực hiện công tác đánh giá

hiệu quả của dự án sau khi hoàn thành trong một số trường hợp không phản ánh đúng thực tế mà thể hiện quan điểm của nhà tài trợ và điều này ảnh hưởng đến việc rút ra các bài học

kinh nghiệm cho công tác thu hút và sử dụng vốn ODA trong tương lai.

- Thứ hai, các thông tin về tình hình thực hiện dự án thường không được các cấp thông báo kịp thời, các thông tin thường không đầy đủ. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan tổng hợp, đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong việc tổng hợp tình hình thực hiện dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy vậy, nhiều chủ dự án khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thì lại thường yêu cầu các cơ quan cấp trên giải quyết. Do thiếu các thông tin cập nhật thường xuyên nên việc giải quyết các vướng

mắc thường mang tính chất sự vụ, không có tính hệ thống, đồng bộ và kịp thời.

Hệ thống thông tin theo dõi trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Mặt khác, hệ thống thông tin kinh tế, xã hội, chính trị của nền kinh tế ngành, địa phương chưa được quản lý thống nhất và có sự chia sẻ thông tin hợp lý giữa các cơ quan nhà nước, trong nội bộ các nhà tài trợ cũng như giữa nhà tài trợ với các cơ quan liên quan. Chính vì vậy, những thông tin về vốn ODA có độ xác thực và cập nhật chưa cao. Trong khi đó, nguồn vốn ODA ở Việt Nam cần một kênh thông tin đa chiều để bên Việt Nam có thể nâng cao khả năng điều phối tránh tình trạng trùng lặp, tăng

cường khả năng theo dõi và quản lý...

Theo tinh thần của Nghị định 131/2006/NĐ-CP, mỗi cơ quan quản lý, thực hiện các chương trình dự án ODA từ Trung ương đến địa phương sẽ phải thành lập đơn vị chuyên trách về theo dõi và đánh giá dự án. Tuy nhiên công tác này mới chỉ được triển khai ở một số cơ quan tổng hợp và quản lý dự án, chưa phát triển thành một hệ thống

thông tin bao quát được toàn bộ hoạt động tiếp nhận và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam. Tóm lại, tuy hệ thống các quy định về việc giám sát, theo dõi dự án đã được ban hành đầy đủ, nhưng do thiếu các chế tài nên công tác này còn bị coi nhẹ và chưa thực

sự đáp ứng các nhu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ CHÍNH THỨC (ODA) (Trang 27 - 29)