Các phương pháp thẩm định ở Ngân hàng MB

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (Trang 34 - 36)

2011 2012 Đơn vị: Triệu đồng

2.2.2Các phương pháp thẩm định ở Ngân hàng MB

Dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và nguồn thông tin đáng tin cậy. Và ở Ngân hàng TMCP Quân đội cũng áp dụng các phương pháp khác nhau trong quá trình thẩm định tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu đối với dự án. Một số phương pháp thẩm định thường được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội.

Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.

Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản thường được sử dụng tại Ngân hàng Quân đội. đó là việc so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án đã và đang xây dựng, đang hoạt động. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:

- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đang đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoạc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.

- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiện hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.

- Các chỉ tiêu mới phát sinh… Trong việc sử dụng các phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dung để tiến hành so sánh cần phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp. Cần hết sức tranh thủ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, chuyên gia (kể cả thông tin trái ngược).Tránh khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc, dập khuôn.

Phương pháp thẩm định theo trình tự

Trong phương pháp này,Ngân hàng Quân đội tiến hành thẩm định dự án được theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của dự án

sau đó xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả, tính hiện thực của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, môi trường, kinh tế… phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Phương pháp phân tích độ nhạy

Phương pháp này được ngân hàng TPCP Quân đội sử dụng thường xuyên . Trên cơ sở dự kiến một số tình huống bất trắc có thẩy xảy ra trong tương lai đối với dự án sau đó Ngân hàng khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án.

Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Ở đây, ta nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ xảy ra gây tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án vững chắc, có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại thì cần phải xem xét lại khả năng phát sinh bất trắc đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hay hạn chế.

Phương pháp dự báo.

Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án. Tại Ngân hàng TMCP Quân đội việc sử dụng phương pháp này vẫn còn còn sử dụng khá chung chung, chưa đưa được ra những số liệu cụ thể nào và chưa dựa được trên một phương pháp cụ thể nào.

Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Tại ngân hàng TMCP Quân Đội, đây không được coi là phương pháp cụ thể, nhưng việc đánh giá các rủi ro và đề ra phương án giảm thiểu rủi ro thì Ngân hàng TMCP Quân Đội rất chú trọng. Nhìn chung, việc phân tích rủi ro của dự án được gắn với kết quả phân tích độ nhạy, từ kết quả đó tìm hiểu những rủi ro có thể gặp phải và rủi ro ảnh hưởng nhạy cảm nhất đến dự án, và từ đó tìm kiếm phương án

giảm thiểu rủi ro. Xong việc đưa ra những phương pháp giảm thiểu rủi ro lại chưa được cụ thể. Vẫn còn chung chung. Ví dụ.

Ở dự án thẩm định dự án “xây dựng thủy điện Thái An” thì trong phần phân tích rủi ro do thiên tai. Các cán bộ thẩm định đưa ra : Trong quá trình thi công và khai thác, dự án cũng có thể gặp phải các sự cố địa chất như sụt lún, sạt lở... hoặc các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, động đất, hỏa hoạn... làm cản trở quá trình thi công và gây hỏng hóc công trình ảnh hưởng đến hiệu quả thi công và khai thác, làm phát sinh các chi phí khắc phục và sửa chữa. Do đó, chủ đầu tư cần phải có các biện pháp bảo hiểm để khắc phục khó khăn khi xảy ra những tình huống xấu.

Việc phát hiện rủi ro và đưa ra biện pháp còn chung chung, chưa đi vào chi tiết.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (Trang 34 - 36)