2011 2012 Đơn vị: Triệu đồng
2.2.4.4 Rủi ro ngoại hố
Đây là rủi ro thu nhập và vốn của ngân hàng trong hiện tại hoặc trong tương lai xuất hiện do những thay đổi bất lợi của tỷ giá hối đoái. Ngay cả những trường hợp giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn của từng ngoại tệ được cân đối, thời gian đáo hạn của các giao dịch có kỳ hạn cũng có thể gây ra chênh lệch. Do đó, ngân hàng có thể phải chịu các khoản lỗ do sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể phải đối mặt với rủi ro về sai sót của đối tác hay rủi ro thanh toán (ví dụ kháchhàng vay ngoại tệ nhưng không thanh toán đúng hạn do tỷ giá lên quá cao), khi đó ngân hàng có thể phát sinh khoản chi phí bổ sung (chi phí này phụ thuộc vào biến động của tỷ giá).
Để phòng ngừa rủi ro này, MB đang thực hiện:
Một là , Chính sách cân bằng về ngoại tệ của nguồn vốn và sử dụng vốn ở mức hợp lý với hạn mức được thiết lập trong ngày, tuần, tháng, quý. Điều này cho phép MB hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và tận dụng cơ hội để mang lại lợi nhuận
cao từ những biến động tỷ giá;
Hai là, quản lý trạng thái ngoại hối tập trung tại Hội sở nhằm đưa ra chính sách điều chỉnh ngoại tệ phù hợp và kịp thời trong từng thời kỳ;
Ba là, thực hiện đánh giá, phân tích và dự báo tình hình kinh tế vĩ mô ảnh hưỏng đến những biến động tỷ giá thông qua các chuyên gia ngoại hối của MB;
Bốn là, xây dựng quy trình tác nghiệp và quản lý rủi ro giao dịch ngoại hối chặt chẽ theo quy chuẩn quốc tế nhằm hạn chế các giao dịch ngoại hối kém hiệu quả.
Bên cạnh những rủi ro trên, một số rủi ro khác như rủi ro về hoạt động và rủi ro về uy tín, rủi ro về mặt kinh tế, rủi ro bất khả kháng..., nhà đầu tư có thể tham khảo thêm tại Bản cáo bạch niêm yết của công ty.