Phương pháp dự báo.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Lạng Sơn (Trang 32 - 36)

Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của

dự án.

2.2.2:Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án

Trong một vài năm trở lại đây, chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Lạng Sơn ngày càng được hoàn thiện, số dự án đầu tư đúng hướng và hiệu quả tăng lên, đồng thời số dự án kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư ngày một ít đi.

Xét về tổng số dự án xin đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp, nhìn chung là tăng nhẹ từ năm 2009 – 6 tháng đầu năm 2012. Sau đây là bảng tổng hợp về tình hình thẩm định tài chính của Ngân hàng TMCP Công thương Lạng Sơn giai đoạn này:

Bảng 6. Các dự án chi nhánh Lạng Sơn đã thẩm định giai đoạn 2009 – 6 tháng đầu năm 2012 (Đơn vị: dự án) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012

Tổng số dự án xin đầu tư 983 902 1.127 1.089

Số dự án quyết định đầu tư 505 386 353 464

Số dự án từ chối đầu tư 478 516 774 625

(Nguồn: sinh viên tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHTMCP Công thương Lạng Sơn)

Theo bảng ta nhận thấy xét cả giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012, số lượng dự án xin đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Lạng Sơn tăng nhẹ, song nếu xét cụ thể thì từ năm 2009 sang năm 2010, số dự án giảm, sau đó tăng mạnh vào năm 2011 và lại giảm vào 6 tháng đầu năm 2012. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình biến động của nền kinh thế Thế giới và nền kinh tế trong nước. Do những ảnh hưởng biến động của khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp cũng có những hướng điều chỉnh tình hình sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Để cụ thể hóa hơn, em đi xem xét đồ thị sau:

Hình 1. Đồ thị biểu thị các dự án chi nhánh Lạng Sơn đã thẩm định giai đoạn 2009 – 6 tháng đầu năm 2012

(Đơn vị: dự án)

Có thể nhận thấy số lượng dự án được đầu tư nhỏ hơn số lượng dự án không được đầu tư. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi NHTMCP Công thương Lạng Sơn là một chi nhánh ngân hàng lớn mạnh trong địa bản tỉnh, chính vì vậy các cá nhân và doanh nghiệp luôn mong muốn được đầu tư bởi chi nhánh này, số lượng dự án xin đầu tư thường cao hơn các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Tuy vậy, không phải các dự án đều đạt được tiêu chuẩn thẩm định của Ngân hàng, chỉ những dự án được đánh giá là có hiệu quả trong sử dụng vốn mới nhận được sự đầu tư từ phía chi nhánh.

Để đánh giá cụ thể hơn thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHTMCP Công thương Lạng Sơn, em xin đi sâu phân tích một dự án cụ thể, đó là dự án: “Thẩm định tài chính đầu tư về việc xây dựng mở rộng xí nghiệp sản xuất gạch đổi mới công nghệ nung tại Xã Hợp Thành - Huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn”.

2.2.2.1. Giới thiệu về dự án

•Giới thiệu dự án

Địa điểm: Km số 0 +800 - Đ.Thạch Đạn - Xã Hợp Thành - Huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn.Diện tích sử dụng toàn bộ của dự án là 70.000m2, diện tích này dùng cho xây dựng xí nghiệp sản xuất gạch, mặt bằng phơi gạch, nhà đặt máy,lò nung gạch, bãi gạch thành phẩm, đường đi nội bộ, nhà công nhân ở, mặt bằng sản xuất và đất nguyên liệu thuộc quyền sử dụng của công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(bìa đỏ).

•Chủ đầu tư

Công ty trách nhiệm hữu hạn Quyết Thắng, được thành lập theo giấy phép số 1402000162 ngày 14 tháng 4 năm 2004 cấp lại lần 1 ngày 12 tháng 3 năm 2009 số CNĐKKD và mã số thuế 4900229061 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp.

Địa chỉ: Xóm Nà Giảo - Thôn Phai Luông - Xã Hợp Thành - Huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn, điện thoại: (025) 3 860395

•Nhu cầu của doanh nghiệp

Những năm gần đây do điều kiện thu nhập của người dân ngày càng tăng cùng với sự phát triển nhiều mặt của xã hội, hệ thống hạ tầng cơ sở được chú trọng phát triển, nhu cầu xây dựng ngày càng gia tăng, theo tính toán mỗi năm trên tỉnh tiêu thụ từ 100 đến 130 triệu viên gạch chỉ nung. Trong khi đó khả năng cung cấp lại hạn chế theo thống kê nguồn cung cấp bao gồm:

Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Hợp Thành: công suất mỗi năm từ 13 đến 14 triệu viên

Công ty xây dựng I Lạng Sơn: sản xuất được từ 8 đến 10 triệu viên Các hộ tư nhân sản xuất được khoảng 35 triệu viên mỗi năm

Tổng cộng khả năng cung cấp trên tòan tỉnh khoảng 60 triệu viên gạch/năm trong khi đó nhu cầu gạch trên thị trường tỉnh khoảng 130 triệu viên gạch/năm. Vì vậy nhu cầu gạch còn rất lớn,số gạc còn thiếu được bổ sung tư các vùng lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên...

Xét về bối cảnh xã hội: Thành phố và các huyện nông thôn ngày càng được đô thị hoá, các hệ thống hạ tầng cơ sở được chú trọng, các công trình xây dựng ngày càng tăng điều đó đồng nghĩa với việc yêu cầu về gạch chỉ nung cũng nagỳ càng tăng lên. Gạch chỉ nung là vật liệu chủ yếu được sử dụng trong việc thi công các

công trình xây dựng do có đặc thù riêng, mang tính truyền thống lâu đời, tính năng kết cấu ổn định mà không có bất cứ loại vật liệu xây dựng nào có thể thay được nó hoàn toàn bởi độ bền vững và giá thành của nó. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu xây dựng cũng như vấn đề thị yếu của người tiêu dùng thì việc thay đổi công nghệ, mở rộng sản xuất và hạ giá thành sản phẩm,thu hút lực lượng đông đảo của địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và tỉnh là đúng hướng.

Nghị định số 82/2002NĐ-CP ngày 17/10/2002 đã chính thức thành lập thành phố Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn là thành phố loại III, vì vậy địa giới hành chính cũng sẽ được mở rộng, cơ sở hạ tầng, giao thông, thương mại và dịch vụ cũng được nâng lên một tầm cao mới. Tỉnh sẽ đặc biệt chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư và phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội. Đây chính là cơ hội cho Công ty đầu tư phát triển mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất.Do ưu thế của người đi sau có khả năng lựa chọn thiết bị công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn đã làm từ nhiều năm nay, tận dụng lao động phổ thông với chi phí thấp. Đặc biệt doanh nghiệp có một lợi thế rất to lớn là đã có mặt băng cho cơ sở xây dựng nhà máy sản xuất gạch và có một lượng nguyên liệu lớn cho quá trình sản xuất gạch. Đó là lợi thế lớn làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Từ những thực tiễn trên, doanh nghiệp nhận thấy đầu tư xây dựng mở rông xí nghiệp gạch nung băng công nghệ liên hoàn tại địa bàn huyện Cao Lộc là cần thiết và đúng hướng.

2.2.2.2. Thẩm định năng lực sản xuất của khách hàng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Lạng Sơn (Trang 32 - 36)