Lĩnh vực kinh doanh của công ty 2.2.1.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty TNHH M.I.T Việt Nam là thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng TCMN. TCMN là mặt hàng đã phát triển rất lâu đời ở Việt Nam, mang đặc điểm riêng và rất đặc biệt so với những loại hàng hóa khác.
Trước đây, các sản phẩm TCMN được làm ra rất đơn giản, thô sơ, kém đa dạng về chủng loại và mẫu mã nhưng cho tới bây giờ thì các sản phẩm này đã đạt đến mức độ tinh tế và phức tạp hơn rất nhiều. Những sản phẩm TCMN ra đời nhằm phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần của người dân ngày càng phong phú.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống kinh tế xã hội ngày càng được nâng cao, đó là do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, kết quả của quá trình hiện đại hóa, cơ giới hóa là cho ra đời hàng loạt các loại máy móc thiết bị hiện đại đã làm cho các sản phẩm được sản xuất ra từ máy móc rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là làm cho ngành TCMN không còn có thể phát triển được nữa. Mà trái lại, người ta ngày càng có xu hướng quay về vẻ đẹp tinh tế và những sản phẩm được làm thủ công từ đôi bàn tay khéo léo của con người ngày càng được ưa chuộng hơn, đặc biệt là các nước Phương Tây. TCMN là loại hàng hóa không chỉ phục vụ cho mục đích tiêu dùng mà còn phục vụ nhu cầu thường thức văn hóa nghệ thuật mỹ thuật của con người, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, phát triển mạnh mẽ về giao lưu văn hóa như hiện nay. Chính vì xu hướng giao lưu hội nhập như hiện nay đã tạo điều kiện cho ngành TCMN ngày càng phát triển.
Các mặt hàng TCMN mà hiện nay công ty TNHH M.I.T Việt Nam đang xuất khẩu bao gồm gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan, cói và gốm sứ mỹ nghệ.
Tiềm lực của công ty 2.2.2.
Cơ cấu tài sản – nguồn vốn từ năm 2011 – 2013
Trong hoạt động kinh doanh, vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiết để cho doanh nghiệp có thể thực hiện các phương án kinh doanh của mình. Thông tin về tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH M.I.T Việt Nam được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.1. Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 - 2012 Tuyệt đối Tƣơng
đối (%) Tuyệt đối
Tƣơng đối (%) Tài sản A. Tài sản ngắn hạn 998.911.108 2.376.133.359 5.821.292.163 1.377.222.251 137,87 3.445.158.804 144,99 B. Tài sản dài hạn 187.195.951 187.545.015 612.753.217 349.064 0,19 425.208.202 226,72 Tổng tài sản 1.186.107.059 2.563.678.374 6.434.045.380 1.377.571.315 116,14 3.870.367.006 150,97 Nguồn vốn A.Nợ phải trả 264.562.571 1.143.603.769 3.013.220.163 879.041.198 332,26 1.869.616.394 163,49 B.Vốn chủ sở hữu 921.544.488 1.420.074.605 3.420.825.217 498.530.117 54,10 2.000.750.612 140,89 Tổng nguồn vốn 1.186.107.059 2.563.678.374 6.434.045.380 1.377.571.315 116,14 3.870.367.006 150,97
Về tài sản
Trong cả 3 năm cơ cấu của tài sản ngắn hạn luôn chiếm ưu thế so với tài sản dài hạn trên tổng tài sản. Đây là một điều hợp lý do đặc thù công ty là công ty thương mại, phân phối, buôn bán, xuất khẩu nên chiếm phần lớn là các khoản hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng còn tài sản cố định chỉ chiếm lượng nhỏ trên tổng tài sản.
Tổng tài sản của công ty tăng qua các năm, cụ thể từ 1.186.107.059 đồng năm 2011 đến 2.563.678.374 đồng năm 2012 và đạt 6.434.045.380 đồng năm 2013. Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2013, tài sản của công ty đã tăng lên đáng kể cho thấy công ty có xu hướng phát triển tốt. Việc ổn định về tài sản đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty trong các hoạt động kinh doanh. Khi có khối lượng tài sản vững chắc thì công ty sẽ yên tâm hơn trong việc phát triển ngành nghề, dịch vụ của mình.
Về nguồn vốn
Nhìn tổng quan, ta thấy rằng có sự gia tăng về nguồn vốn của công ty trong 3 năm từ 2011 đến năm 2013. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nợ phải trả trên tổng nguồn vốn. Năm 2012 tổng nguồn vốn tăng 1.377.571.315 đồng, tương đương tăng 116,14% so với năm 2011. Năm 2013, tổng nguồn vốn tăng thêm 3.870.367.006 đồng, tương ứng tăng 150,97% so với năm 2012. Mức tăng nguồn vốn do sự gia tăng của nợ phải trả, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, khách hàng ứng tiền trước và sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhận xét
Tài sản và nguồn vốn là hai yếu tố thể hiện năng lực kinh doanh, tiềm lực tài chính của công ty.
Nhìn chung, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty TNHH M.I.T Việt Nam đều gia tăng cho thấy quy mô về tài sản và nguồn vốn của công ty đã đạt tăng trưởng. Tuy khối lượng tài sản và nguồn vốn của công ty còn chưa lớn nhưng việc gia tăng mạnh qua các năm là tín hiệu đáng mừng đối với công ty trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. So với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới hiện nay, khối lượng nguồn vốn của công ty M.I.T Việt Nam còn nhỏ, tiềm lực tài chính chưa lớn mạnh, do vậy, như sự quan tâm đầu tư cũng như kinh phí cho các hoạt động marketing các sản phẩm cũng như thương hiệu của công ty chưa nhiều. Chính vì các hoạt động marketing quảng bá thương hiệu và sản phẩm còn ít nên công ty cũng như các sản phẩm TCMN mà công ty xuất khẩu chưa được biết đến, gây khó khăn trong việc huy động, gia tăng nguồn vốn.
Việc tăng tài sản và nguồn vốn trong giai đoạn 2011 – 2013 giúp cho công ty có thêm điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh các chương trình marketing với quy mô lớn, sâu rộng trong những năm tới.
Nguồn nhân lực 2.2.3.
Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của công ty nói chung và các hoạt động marketing nói riêng. Hiện nay, vai trò của con người và sử dụng con người luôn được đề cao.
Công ty TNHH M.I.T Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã không ngừng phát triển nguồn nhân lực. Công ty coi lực lượng lao động là tài sản quý giá, tạo nên sự thành công của công ty. Chính vì vậy mà các cấp quản lý luôn chú trọng đến vấn đề hướng dẫn, đào tạo đội ngũ lao động trở nên năng động, sáng tạo và có trách nhiệm cao trong công việc.
Dưới đây là các bảng thể hiện cơ cấu lao động của công ty:
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu lao động của Công ty
STT Trình độ chuyên môn Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) 1. Trên đại học 2 8,00 2. Cử nhân đại học 9 36,00 3. Cử nhân cao đẳng 10 40,00 4. Tốt nghiệp THPT 4 16,00 Tổng số 25 100,00 (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
Là một doanh nghiệp nhỏ mới hình thành cách đây hơn 7 năm nên nhân lực công ty đang trong quá trình phát triển. Hiện tại công ty có 25 nhân viên.
Bảng trên cho thấy đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH M.I.T Việt Nam, trình độ trên đại học là 2 người, chiếm tỷ trọng 8,00%, đại học là 9 người, chiếm 36,00%, cử nhân cao đẳng là 10 người chiếm 40,00%, và nhân viên tốt nghiệp THPT bao gồm nhân viên lái xe và nhân viên bảo vệ là 4 người chiếm 16,00%. Đội ngũ nhân viên của công ty tuy có trình độ chưa thực sự cao song chủ yếu là nhân viên trẻ nên làm việc rất nhiệt tình và nhanh nhẹn, phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty, tuy nhiên do chủ yếu là nhân viên trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều, đôi lúc gặp nhiều khó khăn trong công việc do đó trong thời gian tới công ty cần đạo tạo hoặc tuyển thêm nhân viên có kinh nghiệm giúp quá trình kinh doanh của công ty trôi chảy hơn.
Phòng Marketing – Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động marketing của công ty TNHH M.I.T Việt Nam. Dưới đây là cơ cấu nhân sự Phòng Marketing của công ty:
Bảng 2.3. Cơ cấu nhân sự phòng Marketing – Xuất khẩu STT Chức vụ Số lƣợng Trình độ
1 Trưởng phòng 1 Thạc sĩ
3 Nhân viên 4 Cử nhân
Tổng số 5
Nguồn (Phòng Hành chính nhân sự)
Nhận xét: Nhân viên phòng Marketing – Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược marketing, các chính sách marketing mix cụ thể của công ty và thực hiện các công tác, hoạt động chi tiết để các chính sách đã đặt ra đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao doanh thu, quảng bá hình ảnh, xây dựng uy tín cho công ty.
Nhìn chung, trình độ nhân viên của phòng Marketing – Xuất khẩu của công ty TNHH M.I.T Việt Nam là tương đối cao, các nhân viên phòng đều có trình độ Đại học và trên Đại học. Qua đây có thể thấy công ty rất chú trọng trong việc tuyển chọn cũng như đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra đội ngũ nhân viên có trình độ để ngày càng phát triển hoạt động marketing cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thực trạng công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty 2.2.4.
Tạo nguồn hàng là khâu quan trọng đầu tiên, mở đầu cho hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tạo nguồn hàng là toàn bộ các hình thức, phương thức và điều kiện của doanh nghiệp thương mại tác động đến doanh nghiệp sản xuất, khai thác hoặc nhập khẩu để tạo nguồn hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đây cũng chính là hoạt động mua sắm vật tư mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành. Đối với một công ty có chức năng chính là xuất khẩu hàng TCMN ra nước ngoài như công ty TNHH M.I.T Việt Nam thì công tác tạo nguồn hàng là một vấn đề được chú ý hàng đầu.
So với những năm đầu mới thành lập, trong thời gian gần đây, công tác tạo nguồn hàng tại công ty đã được cải thiện, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề có nhiều bất cập. Nguồn hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là được thu mua ở bên ngoài. Hàng được mua từ các tỉnh thành có các làng nghề truyền thống như: Bát Tràng (Hà Nội), Vạn Phúc (Hà Tây), Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình,… Tuy nhiên do đặc điểm cơ cấu mặt hàng của công ty luôn có sự biến động theo nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng nên công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Thị trường nguồn hàng của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.4. Số liệu thu mua nguồn hàng giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ
Nguồn hàng
Mây tre đan, cói Đồ gỗ mỹ nghệ Gốm sứ mỹ nghệ 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Hà Tây 335,64 626,08 750,98 180,05 737,00 961,34 - - - Thái Bình 520,85 922,10 967,00 87,00 593,33 667,15 - - - Ninh Bình 223,74 240,55 642,31 135,00 696,12 844,00 - - - Hà Nam - 167,95 210,00 56,33 140,50 178,94 - - - Hưng Yên 26,83 - 125,46 61,40 182,46 305,41 - - - Hải Dương - - - 35,00 - 189,33 - 240,00 351,12 Quảng Ninh - - - 1,144,17 1,563,22 Bát Tràng - - - 1,735,00 2,846,00
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
Từ khi thành lập vào năm 2007, ban đầu công ty chỉ thực hiện xuất khẩu mặt hàng mây tre đan, cói. Đến năm 2011, ngoài việc xuất khẩu các mặt hàng mây, tre đan, cói là chủ yếu thì công ty M.I.T mở rộng xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ và đến năm 2012, công ty tiếp tục mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu là gốm sứ mỹ nghệ.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong ba năm gần đây, thị trường nguồn hàng của công ty đã được ổn định ở một số thị trường chính. Đối với từng mặt hàng thì số lượng hàng hóa ở các thị trường này là khác nhau. Với mặt hàng mây tre đan, cói thì thị trường nguồn hàng chính của công ty là Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình. Hàng Gốm sứ được nhập từ Bát Tràng, Quảng Ninh, Hải Dương; hàng thêu, ren thì được nhập từ Hà Tây, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình và phân tán ở một số thị trường khác nữa. Số lượng hàng nhập có xu hướng tăng lên qua 3 năm gần đây do xu hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tăng lên mạnh trong các năm gần đây.
Hàng đồ gỗ mỹ nghệ nhập ở Hà Tây năm 2011 là 180.050.000 đồng, năm 2012 tăng lên đạt 737.000.000 đồng và cho đến năm 2013 con số nhập này là 961.340.000 đồng; nhập ở Thái Bình năm 2011 là 87.000.000 đồng, đến năm 2013 tăng lên 667.000.000 đồng; đặc biệt là thị trường nguồn hàng đồ gỗ mỹ nghệ lớn nhất là Ninh Bình với 135.000.000 đồng năm 2011, tăng lên 696.120.000 đồng và 944.000.000 đồng năm 2013.
Đối với hàng gốm sứ thị trường nguồn hàng lớn nhất là thị trường Bát Tràng, với giá trị nhập 1.735.000.000 đồng năm 2012 và đạt 2.846.000 đồng năm 2013. Thị
trường lớn thứ 2 mà công ty nhập hàng gốm sứ là Quảng Ninh, xu hướng nhập hàng cũng tăng lên đều đặn cùng với nhu cầu xuất khẩu của công ty từ 1.144.170.000 đồng năm 2012, tăng lên 1.563.220.000 đồng năm 2013.
Đối với hàng mây tre đan, cói thị trường nguồn hàng bao gồm nhiều thị trường phân tán, tuy nhiên trong 3 năm gần đây thị trường nguồn lớn nhất của công ty với mặt hàng này là Thái Bình, Hà Tây, Ninh Bình ngoài ra thị trường Hưng Yên, Hà Nam cũng là một số thị trường mà công ty quan tâm đến trong việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu của công ty.
Tất cả những thị trường mà công ty nhập hàng đều là những làng nghề nổi tiếng về ngành TCMN từ trước đến nay mà công ty đã tìm hiểu kỹ từng đặc điểm và chú ý khai thác từng làng nghề đó. Với tiềm năng lớn về nguyên liệu trong ngành TCMN như ở nước ta thì đây là một thuận lợi trong công tác tạo nguồn hàng của công ty. Tuy nhiên, do việc sản xuất các mặt hàng này mang tính phân tán, quy mô nhỏ, công ty lại chưa có hệ thống thu gom ổn định nên vẫn phải tìm kiếm thêm nguồn hàng từ các hộ gia đình cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, kích thước, chất lượng theo hợp đồng, điều này làm cho chi phí thu mua của công ty còn cao.
Với việc lựa chọn các sản phẩm TCMN có xuất xứ, nguồn gốc từ các làng nghề nổi tiếng lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới vừa là một lợi thế cạnh tranh vừa đặt ra những thách thức đối với công ty nói chung và với hoạt động marketing cũng như các chính sách marketing nói riêng. Việc xuất khẩu các sản phẩm TCMN đã có thương hiệu, uy tín lâu đời sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm, dễ dàng tiếp cận với khách hàng, từ đó hình ảnh của doanh nghiệp cũng sẽ đến gần hơn với khách quốc tế. Tuy nhiên, cũng có những thách thức trong việc quảng bá sản phẩm, phát triển sản phẩm sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng mà vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng của làng nghề, thương hiệu của các sản phẩm TCMN. Một thách thức khác đó là làm sao có thể để cạnh tranh với các ĐTCT khác có cùng sản phẩm, công ty cần phải đưa ra được các chiến lược marketing thực sự độc đáo để quảng bá hình ảnh, khẳng định được chỗ đứng của công ty, tạo dựng uy tín về chất lượng các mặt hàng TCMN mà công ty xuất khẩu xuất khẩu.
Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 2.2.5.
Từ khi được thành lập đến nay, với sự nhiệt tình tâm huyết yêu ngành yêu nghề của đội ngũ đảng viên và tập thể cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp ngày càng vững