0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thực trạng phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại trên địa bàn xã Bình Dương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH. (Trang 44 -46 )

- Tuyên truyền các hộ tuyến đường tỉnh lộ 282 về việc giải phóng mặt

413 trường hợp và 122 trường hợp khai sinh bản chính,cấp giấy khai tử

4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại trên địa bàn xã Bình Dương

xã Bình Dương

Theo số liệu thống kê của xã Bình Dương, tính đến cuối năm 2013 tổng đàn lợn của xã xấp xỉ 15.000 con, đàn gia cầm xấp xỉ 16.000 con, tổng đàn bò khoảng 2.000 con. Số lượng đều gia súc tăng đều hàng năm, chất lượng con giống được cải thiện, đặc biệt mô hình trang trại đã và đang mang lại hiệu quả cho ngành chăn nuôi trên địa bàn xã.

Bảng 4.1. Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm

STT Hạng mục ĐVT 2011 2012 2013

1 Lợn Con 10.234 13.456 15.000

Gia cầm Con 67.23 12.378 16.000

2 Bò Con 1.400 1.762 2.000

(Nguồn: Báo cáo quy hoch tng th phát trin kinh tế - xã hi xã Bình Dương) [22]

Tổng giá trị ngành chăn nuôi tăng đều hàng năm, trong đó : Tổng số đàn bò là 2.000 con tăng đều so với các năm trước. Số đàn lợn tăng 0.9% so với năm 2012. Qua công tác điều tra thực trạng các trang trại chăn nuôi đều được xây dựng kiên cố, thông thoáng. Tuy nhiên các trang trại chăn nuôi này chưa có hoặc có hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi chưa hiệu quả, chất thải chăn nuôi chủ yếu là nước thải chưa được xử lý hiệu quả. Ở các trang trại chăn nuôi tiêu chuẩn xả thải trung bình là 100l / con/ ng.đêm . Theo công thức tính toán lưu lượng nước thải

Q =

1000

.NQtc Qtc

Trong đó: Qtc: tiêu chuẩn xả thải N: Số đầu lợn

Lưu lượng nước thải của các trang trại nuôi lợn được thể hiện dưới bảng sau:

37

Bảng 4.2. Một số trang trại nuôi lợn STT Tên trang trại Địa chỉ Số đầu lợn

(con )

Tổng lượng thải (m3/ tháng )

1 Lê Văn Hùng Thôn Gia Phú, Xã Bình Dương 550 1.650

2 Vũ Văn Dương Thôn Đìa, Xã Bình Dương 350 1050

3 Nguyễn Duy Non

Thôn Phương Độ,

Xã Bình Dương 420 1260

4 Lưu Văn Thắng Thôn Gia Phú, Xã Bình Dương 650 1950

Qua khảo sát thực tế công tác bảo vệ môi trường của các trang trại này, hầu hết chất thải được xử lý qua bể Biogas, nhưng với lưu lượng chất thải lớn thì hình thức này vẫn chưa đạt hiệu quả. Qua khảo sát em chọn 2 trang trại để đánh giá chất lượng nước thải là trang trại ông Lê Văn Hùng và Lưu Văn Thắng.

Trang trại ông Lê Văn Hùng với tổng số lợn là 550 con, được chia làm 2 khu riêng biệt cách nhau khoảng 600m . Với khu một nuôi tại gia đình, tại đây chăn nuôi 20 con lợn nái và 10 con lợn rừng. Khu hai chăn nuôi riêng lợn thịt, được chia làm 3 dãy. Tổng diện tích đất của trang trại khoảng 1200m2 với tổng lượng nước thải 1650 m3/ tháng. Khoảng cách từ trang trại đến hộ gia đình gần nhất 30m. Trang trại này nằm gần ao hồ cung cấp cho hoạt động sản xuất.

Trang trại hộ gia đình ông Lưu Văn Thắng có tổng diện tích chuồng khoảng 600m2, được chia làm 4 dãy chuồng với tổng đàn lợn là 650 con. Khoảng cách đến hộ gia đình gần nhất 20m. Trang trại nằm trong khu dân cư lượng nước thải thoát ra ngoài gây ô nhiễm cho người dân xung quanh.

38

Thông qua nhìn nhận quan trắc hiện trường ban đầu cho thấy nước thải tại các trang trại tuy đã được xử lý qua hầm Biogas nhưng vẫn có biểu hiện đục và mùi hôi thối. Để đánh giá thực trạng mức độ ô nhiễm trong nguồn nước thải từ các trang trại chăn nuôi, em đã chọn 2 trang trại này nằm ở các vị trí nhạy cảm khác nhau như gần khu dân cư, gần nguồn nước dễ gây ảnh hưởng đến môi trường đất nước, không khí.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH DƯƠNG, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH. (Trang 44 -46 )

×