Xuất các giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi theo quy mô trang trại trên địa bàn xã Bình Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của một số trang trại nuôi lợn trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 54 - 57)

- Tuyên truyền các hộ tuyến đường tỉnh lộ 282 về việc giải phóng mặt

4.4.2.xuất các giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi theo quy mô trang trại trên địa bàn xã Bình Dương

413 trường hợp và 122 trường hợp khai sinh bản chính,cấp giấy khai tử

4.4.2.xuất các giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi theo quy mô trang trại trên địa bàn xã Bình Dương

tri trên địa bàn xã Bình Dương

Nguồn gây ô nhiễm môi trường chính từ các trang trại chăn nuôi là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại với hàm lượng các chất hữu cơ lớn và ô nhiễm mùi phát sinh từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ. Để khắc phục vấn đề này hai trang trại đã áp dụng công nghệ xử lý nước thải qua Biogas. Tuy nhiên, do hiệu suất xử lý của hệ thống tại hai trang trại này nhỏ nên không đáp ứng được yêu cầu xử lý. Do vậy các trang trại cần cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý hầm ủ Biogas nhầm nâng cao hiệu suất xử lý.

4.4.2.1. Công nghệ xử lý sau Biogas bằng Aeroten

Nước thải sau hệ thống xử lý Biogas đưa đến hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ trước để tiếp tục xử lý.

Nước sau Biogas tự chảy vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng nước. Từ bể điều hòa nước thải chảy vào bể Aeroten để oxy hóa các hợp chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Các vi sinh vật sẽ sử dụng các hợp chất hữu cơ có trong nước thải để phát triển sinh khối do đó sử lý được nước thải. Bể Aeroten được sục khí liên tục nhằm cung cấp lượng oxy đảm bảo cho quá trình oxy hóa của vi sinh vật.

Bùn thải từ bể Aeroten và bể lắng được thoát theo đường xả bùn và đem đi xử lý cùng bùn thải của bể Biogas. Nước thải sau khi xử lý qua bể Aeroten được đưa vào bể lắng tiếp tục lắng các chất hữu cơ còn lại. Tại ngăn lắng cuối cùng của bể lắng được bơm hóa chất khử trùng bằng hệ thống bơm định lượng. Sử dụng chất clo là chất oxy hóa mạnh để khử trùng nước thải. Ngoài ra hợp chất clo còn khử mùi nước thải.

Nước thải từ bể lắng tiếp theo đưa vào ao. Trong ao có thả bèo tây, bèo lục bình… giúp xử lý nốt các chất hữu cơ còn lại. Nước thải cuối cùng được so sánh và đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép theo QCVN 40: 2011/ BTNMT thải ra ngoài môi trường hay dùng để tưới cây.

47

4.4.2.2. Công nghệ xử lý sau Biogas bằng bãi lọc ngầm

Bãi lọc là khu đất rộng được chia thành nhiều ô trống để xử lý nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm không quá cao ( BOD5<300mg/l ), hàm lượng cặn lơ lửng có thể lớn. Nước thải từ các bể lắng được dẫn vào các ô trống, và thấm qua lớp đất mặt nhờ quá trình cơ học, cặn sẽ được giữ lại. Khu hệ sinh vật mặt đất chủ yếu là vi sinh vật hô hấp tùy tiện cùng với xạ khuẩn có trong đất sẽ oxy hóa các chất ô nhiễm. Dưới lớp đất sâu dần do oxy thấp dần sẽ xảy ra quá trình khử nitrat hóa. Trên bề mặt bãi lọc ngầm có thể trồng một số loại cây cây thủy trúc, cỏ vetiver, lau, sậy… Các loại cây này có khả năng lấy các chất dinh dưỡng có trong nước thải để phát triển sinh trưởng giúp hiệu xử lý của bãi lọc ngầm tăng lên.

Tùy theo tính chất thổ nhưỡng mà quá trình xử lý nước thải ở lớp đất mặt có thể đạt tới độ sâu khác nhau thong thường từ 0.3 – 1.5 m.

Khi thiết kế cánh đồng lọc cần chú ý:

+ Có thể sử dụng các loại vật liệu như xỉ than, xỉ lò cốc… có nhiều mao quản làm vật liệu lọc

+ Địa điểm xây dựng bãi lọc có độ dốc tự nhiên 0.02% phải cách xa khu dân cư và hướng gió. Tùy theo hướng gió mà khoảng cách an toàn có thể 200 – 1000m.

+ Nên xây dựng cách xa nơi có nước ngầm, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm.

48

4.4.2.3. Giải pháp quản lý

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở chăn nuôi.

+ Tăng cường công tác truyền thông trong lĩnh vự bảo vệ môi trường, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm giúp cho các cơ sở nhận thức được tấm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

+ Xử phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm luật bảo vệ môi trường. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm tọng.

+ Đề xuất và thực hiện các biện pháp khuyến khích triển khai và áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm, chính sách ưu đãi đối với các cơ sơ tuân thủ bảo vệ môi trường, ủng hộ các cơ sở có nguyện vọng áp dụng triển khai công nghệ xử lý và vay vốn từ quỹ môi trường với lãi suất ưu đãi.

49

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của một số trang trại nuôi lợn trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. (Trang 54 - 57)