Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hộ gia đình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.

- Các nguồn lực của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. + Thông tin cơ bản về hộ gia đình.

+ Lao động và nhân khẩu của hộ. + Nguồn lực đất đai.

+ Nguồn lực về tài chính của hộ.

+ Hoạt động phát triển chăn nuôi của các hộ gia đình.

+ Khả năng tiếp cận thông tin khoa học và thị trường của hộ gia đình. - Kết quả sản xuất, kinh doanh của các hộ tại địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình.

- Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe. - Công tác văn hóa xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

- Tiếp cận vĩ mô

+ Tiếp cận thông qua các báo cáo, tài liệu, chương trình dự án về phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội.

+ Tiếp cận từ hệ thống các tư liệu, bản đồ, các số liệu về điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn nghiên cứu.

+ Thu thập các tư liệu, số liệu từ dự án. - Tiếp cận vi mô

+ Tiếp cận thông tin trực tiếp từ các đối tượng nghiên cứu, thông qua phương pháp: Phỏng vấn bán cấu trúc, bằng hệ thống bảng hỏi.

- Tiếp cận hệ thống

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (các tài liệu đã có sẵn đã công bố) tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau

Số liệu được thu từ các phòng ban: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng thống kê, phòng tài nguyên môi trường huyện, ban nông nghiệp, ban dân số, ban kinh tế UBND xã Đắc Sơn; UBND xã Đồng Tiến; xã Thành Công

Một số sách báo, tạp chí, internet có liên quan đến kinh tế xã hội địa phương.

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (số liệu sơ cấp chưa công bố)

Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp quan sát trực tiếp.

Đến thực địa tại hiện trường, nghe, nhìn trực tiếp để thu thập, ghi lại những thông tin thực tế quan sát được.

Tôi chuẩn bị kế hoạch trước khi quan sát: + Xác định mục tiêu quan sát.

+ Đối tượng quan sát.

+ Xác định thời điểm, thời gian quan sát. + Cách thức tiếp cận để quan sát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Thực hiện phương pháp này sau khi đã quan sát trực tiếp và thu thập thông tin thứ cấp về vấn đề kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu, Phỏng vấn chuyên gia, cán bộ chuyên môn phụ trách vấn đề cần nghiên cứu, cá nhân hộ gia đình.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi (phiếu điều tra).

Tiến hành lấy mẫu điều tra đối tượng là các hộ gia đình trong ba xã, chọn điểm nghiên cứu, sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn trực tiếp các hộ nông nghiệp, phi nông nghiệp, nông nghiệp kiêm ngành nghề.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu mang tính đại diện điểm nghiên cứu phải đại diện cho điều kiện kinh tế xã hội của huyện. Em đã chọn ra ba xã tiêu biểu là xã Đắc Sơn, xã Đồng Tiến; xã Thành Công đây là ba vùng kinh tế trên địa bàn huyện.

Chọn hộ điều tra: Cũng phải đảm bảo tính khách quan, đại diện cho các mô hình sản xuất ở từng vùng với số liệu điều tra là Xã Đông Tiến 102 hộ, Xã Đắc Sơn 103 hộ, Xã Thành Công là 100 hộ. Nội dung của phiếu điều tra: các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của các chủ hộ. Các nguồn lực của hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn,… tình hình sản xuất các ngành như trồng trọt, chăn nuôi chi phí sản xuất từng ngành,… những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác đầy đủ vào phiếu điều tra.

2.3.4. Phân tích xử lý số liệu

Số liệu thu thập được sẽ được sử lý và phân tích so sánh dựa trên phần mền SPSS Version 18, để có kết quả chi tiết với từng vùng trên địa bàn huyện và các khu vực trên cả nước để có được nhận xét chính xác và sâu sắc nhất.

2.3.5. Phương pháp thống kê kinh tế

Là phương pháp nghiên cứu của các hiện tượng ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của số lớn các hiện tượng ở một phạm vi không gian cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp này giúp cho quá trình điều tra số liệu nhanh chính xác, phản ánh đúng tình hình khách quan, giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu được chính xác cũng như việc phân tích tài liệu một cách khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế - xã hội cần nghiên cứu và được tiến hành qua hai bước.

Thu thập số liệu: Số liệu được thu thập thông qua chủ yếu số liệu chung cấp được in lưu hành trên các sách báo, tạp chí,… và được thu thập tại phòng thống kê, địa chính, nông nghiệp, tổng hợp… và đặc biệt là các báo cáo, nghị quyết của ba xã trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Xử lý số liệu: trên cơ sở tiến hành tập trung chỉnh sửa, hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu đã thu thập trong giai đoạn điều tra thống kê tiến hành phân tích.

2.3.6. Phương pháp toán kinh tế

Ta sử dụng hàm sản xuất Y = f (X1, X2 …, Xn) nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa Xi (i = 1…n) và biến phụ thuộc Y. Cụ thể tôi chọn hàm sản xuất Cobb-Douglas(CD) để phân tích, Hàm CD có dạng sau:

i n i i i i u D n i i i A X e Y 1 1 0 (*) Trong đó:

Yi là biến phụ thuộc, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ở quan sát thứ i, Trong nghiên cứu này Y phản ánh thu nhập của mỗi hộ điều tra.

Xi là các biến giải thích phản ánh những tác động tới biến phụ thuộc Yi, Nó có thể là vốn, lao động, diện tích đất canh tác… Để ước lượng mô hình phải chuyển về dạng tuyến tính bằng cách logarit cả hai vế của phương trình (*):

LnYi=LnA0 + iLnXi + iDi + ui

Sau khi ước lượng được hệ số của các biến số trong mô hình. Ta sẽ giải thích được sự thay đổi tương đối và tuyệt đối của Y khi có sự thay đổi của các nhân tố tác động. Cụ thể ta tính được các chỉ tiêu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Y Xi Ey/Xi * gi·n co sè HÖ

Hệ số này cho biết khi yếu tố Xi thay đổi 1% thì Y thay đổi E%.

2.3.7. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

- Phương pháp điều tra nội nghiệp: Nhằm thu thập số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê: tổng hợp toàn bộ các số liệu, tài liệu về công tác quản lý và báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của ba xã qua 3 năm 2011 - 2013.

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các số liệu thu thập được xem xét những mặt làm được và hạn chế trong việc phát triển kinh tế xã hội của ba xã qua 3 năm 2011 - 2013.

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia để đi đến giải pháp, đẩy mạnh tiến độ phát triển kinh tế xã hội của ba xã Đắc Sơn, xã Đồng Tiến và xã Thành Công thuộc huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp kế thừa các tài liệu chọn lọc đã có: Thu thập, đánh giá các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ trước và lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ trước và lựa chọn các thông tin cần thiết cho mục đích nghiên cứu.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá

a)Đánh giá về các nguồn lực của hộ

- Đất đai.

- Dân số, lao động. - Tài sản, vốn.

b) Đánh giá về thu nhập

Tính toán thu nhập năm 2011, 2012 và 2013 của các hộ:

-Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, chè, -Hoa màu và thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi như: Gia súc, gia cầm. -Ngành nghề tự do: Thợ xây, thợ hàn, làm thuê,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-Thu nhập từ nghề làm công ăn lương: Công nhân, giáo viên, công chức nhà nước,…

-Thu nhập từ rừng: Gỗ, củi đốt, các lâm sản ngoài gỗ như nấm, măng, tre, cây luồng, cây thuốc nam, hoa phong lan, cây cảnh,…

Thông qua việc nghiên cứu các nguồn thu nhập của hộ sẽ cho ta thấy % sự đóng góp của từng lĩnh vực đối với đời sống kinh tế của hộ hiện nay là như thế nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và hộ gia đình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu

- Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn

+ Cơ sở kinh tế nông nghiệp nông thôn: doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà nước, tư nhân,…

Toàn huyện hiện có 252 doanh nghiệp và 08 HTX trong đó doanh nghiệp nhà nước 04 chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các HTX cơ bản vẫn hoạt động có hiệu quả tuy có biến động về giá và do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế. Còn một số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ do đầu tư chưa tính hết được sự biến động của thị trường, bất động sản đóng băng, ảnh hưởng suy thoái nền kinh tế, giá cả biến động mạnh… nguồn vốn tự có thấp chủ yếu là dựa vào nguồn vốn vay và vốn huy động do vậy một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ chồng chất rất khó khăn để tháo gỡ khắc phục vốn để quay vòng sản xuất, kinh doanh.

+ Kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp

Về trồng trọt: Đã và đang đưa tiến bộ khoa học vào đồng ruộng nhằm tăng năng xuất và chất lượng cây trồng, đã có nhiều dự án đưa vào sản xuất có hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân như dự án trồng cây khoai Tây, lúa lai,… Tuy nhiên mấy năm gần đây nhân dân hay bỏ đất trống không trồng màu vụ đông, do hiệu quả kinh tế thấp mất nhiều công lao động. Người dân đi làm thuê nghề khác thu nhập cao hơn

Về chăn nuôi: Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi theo mô hình bán công nghiệp cả về lợn và châu bò và gà vịt, trên địa bàn toàn huyện đã có rất nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp chăn nuôi theo mô hình trang trại đem lại lợi ích kinh tế cao, ngoài ra do nắm bắt được nhu cầu của thị trường nhiều hộ gia đình còn chuyển sang nuôi dế, chim câu,… cũng cho thu nhập kinh tế cao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên trong chăn nuôi hay gặp rủi ro về dịch bệnh và giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ không ổn định,…

Về lâm nghiệp: do địa bàn là trung du nên không còn rừng nguyên sinh mà chủ yếu là rừng trồng bạch đàn và keo, diện tích toàn huyện không nhiều thu nhập của người dân trồng rừng đạt thấp.

+ Kinh tế phi nông nghiệp: Thương mại, dịch vụ, ngành nghề,…

Ngoài các khu công nghiệp, nhà máy đem lại nguồn thu ngân sách cho huyện và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động có thu nhập cao và cơ bản ổn định. Cộng thêm đó trên địa bàn còn có các trường cao đẳng, dậy nghề nên kéo theo các dịch vụ khác phát triển như dịch vụ hàng quán, may mặc, nhà trọ, khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí,…

Các ngành nghề truyền thống đã và đang được địa phương đầu tư quan tâm và phát triển như làng nghề mây tre đan xuất khẩu, làng nghề chè, nghề trồng dâu chăn tằm ươm tơ… cũng có các làng nghề mới phát triển mấy năm trở lại đây như nghề chế biến lâm sản, sản xuất đồ mộc gia dụng và đồ gỗ mỹ nghệ Tuy nhiên sản phẩm làm ra của các làng nghề chưa có thị trường ổn định, nên thu nhập của người lao động chưa cao,

- Thực trạng phát triển văn hóa - xã hội nông thôn

+ Cơ sở văn hóa - xã hội: Trường học, y tế (nhà nước, tư nhân), hội trường, đình chùa, nhà văn hóa, internet,…

Về trường học: Toàn huyện hiện có 1 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp nghề, 4 trường THPT, 18 trường THCS, 32 trường TH, 19 trường Mần Non, Các trường đều đã đạt chuẩn quốc gia.

Về y tế: Cơ sở y tế nhà nước có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế và 18 trạm xá xã; Cơ sở y tế tư nhân có 02 phòng khám đa khoa.

Toàn huyện có 18 hội trường thuộc 18 xã thị trấn và có hai hội trường lớn thuộc huyện phục vụ hội họp và các chương trình văn hoá của địa phương. Nhà văn hoá, hầu như các xóm trên địa bàn huyện đều có nhà văn hoá để làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hoá làng xã. Các điểm internet, có 20 điểm internet nhưng 100% là của tư nhân, hiện huyện đang xây dựng đề án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mỗi xã thị trấn có một phòng truy cập internet gồm 10 máy tính nhằm phục vụ và nâng cao sự tìm tòi, hiểu biết các kiến thức về các lĩnh vực của người dân,

+ Giáo dục đào tạo: Trình độ văn hóa, huấn luyện đào tạo, dạy nghề, chuyên môn nghề nghiệp,…

Giáo dục đào tạo hiện đang được xã hội rất quan tâm vì đây sẽ là tiền đề cho cuộc sống hiện tại và tương lai của mỗi người, mỗi gia đình, Trên địa bàn huyện Phổ yên hầu hết các con em của nhân dân đều học hết THPT, trình độ học vấn của nhân dân ngày càng được nâng cao, sự hiểu biết về kinh tế, văn hoá - xã hội và pháp luật được nâng lên. Công tác đào tạo nghề được địa phương luôn quan tâm, huyện đã xây dựng đề án: đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2016” từ năm 2011 đến nay huyện đã tổ chức được 120 lớp với 3892 học viên.

Cơ cấu nghề: Nghề phi nông nghiệp chủ yếu như: May công nghiệp, hàn, diện dân dụng, điện công nghiệp, chế biến sản phẩm mộc, thêu ren xuất khẩu,…

Nghề nông nghiệp: Trồng hoa, chăm sóc và chế biến chè, chăn nuôi thú y,…

Về trình độ đào tạo: đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp nghề. + Y tế và chăm sóc sức khỏe:

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ luôn được huyện quân tâm, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho y tế tuyến xã, thị trấn, đến nay hầu hết các trạm xá xã, thị trấn đều được xây dựng theo tiêu chí mới, đảm bảo là điểm đến khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân được thuận lợi và đáng tin cậy. Các trạm xá xã, thị trấn đều có từ 1 bác sỹ tổng số cán bộ trạm, Huyện đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng bệnh viên đa khoa tuyến huyện đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)