Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)

a)Đánh giá về các nguồn lực của hộ

- Đất đai.

- Dân số, lao động. - Tài sản, vốn.

b) Đánh giá về thu nhập

Tính toán thu nhập năm 2011, 2012 và 2013 của các hộ:

-Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, chè, -Hoa màu và thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi như: Gia súc, gia cầm. -Ngành nghề tự do: Thợ xây, thợ hàn, làm thuê,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-Thu nhập từ nghề làm công ăn lương: Công nhân, giáo viên, công chức nhà nước,…

-Thu nhập từ rừng: Gỗ, củi đốt, các lâm sản ngoài gỗ như nấm, măng, tre, cây luồng, cây thuốc nam, hoa phong lan, cây cảnh,…

Thông qua việc nghiên cứu các nguồn thu nhập của hộ sẽ cho ta thấy % sự đóng góp của từng lĩnh vực đối với đời sống kinh tế của hộ hiện nay là như thế nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và hộ gia đình nông thôn tại địa bàn nghiên cứu

- Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn

+ Cơ sở kinh tế nông nghiệp nông thôn: doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà nước, tư nhân,…

Toàn huyện hiện có 252 doanh nghiệp và 08 HTX trong đó doanh nghiệp nhà nước 04 chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các HTX cơ bản vẫn hoạt động có hiệu quả tuy có biến động về giá và do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế. Còn một số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm ăn thua lỗ do đầu tư chưa tính hết được sự biến động của thị trường, bất động sản đóng băng, ảnh hưởng suy thoái nền kinh tế, giá cả biến động mạnh… nguồn vốn tự có thấp chủ yếu là dựa vào nguồn vốn vay và vốn huy động do vậy một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ chồng chất rất khó khăn để tháo gỡ khắc phục vốn để quay vòng sản xuất, kinh doanh.

+ Kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp

Về trồng trọt: Đã và đang đưa tiến bộ khoa học vào đồng ruộng nhằm tăng năng xuất và chất lượng cây trồng, đã có nhiều dự án đưa vào sản xuất có hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân như dự án trồng cây khoai Tây, lúa lai,… Tuy nhiên mấy năm gần đây nhân dân hay bỏ đất trống không trồng màu vụ đông, do hiệu quả kinh tế thấp mất nhiều công lao động. Người dân đi làm thuê nghề khác thu nhập cao hơn

Về chăn nuôi: Hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi theo mô hình bán công nghiệp cả về lợn và châu bò và gà vịt, trên địa bàn toàn huyện đã có rất nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp chăn nuôi theo mô hình trang trại đem lại lợi ích kinh tế cao, ngoài ra do nắm bắt được nhu cầu của thị trường nhiều hộ gia đình còn chuyển sang nuôi dế, chim câu,… cũng cho thu nhập kinh tế cao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên trong chăn nuôi hay gặp rủi ro về dịch bệnh và giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ không ổn định,…

Về lâm nghiệp: do địa bàn là trung du nên không còn rừng nguyên sinh mà chủ yếu là rừng trồng bạch đàn và keo, diện tích toàn huyện không nhiều thu nhập của người dân trồng rừng đạt thấp.

+ Kinh tế phi nông nghiệp: Thương mại, dịch vụ, ngành nghề,…

Ngoài các khu công nghiệp, nhà máy đem lại nguồn thu ngân sách cho huyện và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động có thu nhập cao và cơ bản ổn định. Cộng thêm đó trên địa bàn còn có các trường cao đẳng, dậy nghề nên kéo theo các dịch vụ khác phát triển như dịch vụ hàng quán, may mặc, nhà trọ, khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí,…

Các ngành nghề truyền thống đã và đang được địa phương đầu tư quan tâm và phát triển như làng nghề mây tre đan xuất khẩu, làng nghề chè, nghề trồng dâu chăn tằm ươm tơ… cũng có các làng nghề mới phát triển mấy năm trở lại đây như nghề chế biến lâm sản, sản xuất đồ mộc gia dụng và đồ gỗ mỹ nghệ Tuy nhiên sản phẩm làm ra của các làng nghề chưa có thị trường ổn định, nên thu nhập của người lao động chưa cao,

- Thực trạng phát triển văn hóa - xã hội nông thôn

+ Cơ sở văn hóa - xã hội: Trường học, y tế (nhà nước, tư nhân), hội trường, đình chùa, nhà văn hóa, internet,…

Về trường học: Toàn huyện hiện có 1 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp nghề, 4 trường THPT, 18 trường THCS, 32 trường TH, 19 trường Mần Non, Các trường đều đã đạt chuẩn quốc gia.

Về y tế: Cơ sở y tế nhà nước có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế và 18 trạm xá xã; Cơ sở y tế tư nhân có 02 phòng khám đa khoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn huyện có 18 hội trường thuộc 18 xã thị trấn và có hai hội trường lớn thuộc huyện phục vụ hội họp và các chương trình văn hoá của địa phương. Nhà văn hoá, hầu như các xóm trên địa bàn huyện đều có nhà văn hoá để làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hoá làng xã. Các điểm internet, có 20 điểm internet nhưng 100% là của tư nhân, hiện huyện đang xây dựng đề án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mỗi xã thị trấn có một phòng truy cập internet gồm 10 máy tính nhằm phục vụ và nâng cao sự tìm tòi, hiểu biết các kiến thức về các lĩnh vực của người dân,

+ Giáo dục đào tạo: Trình độ văn hóa, huấn luyện đào tạo, dạy nghề, chuyên môn nghề nghiệp,…

Giáo dục đào tạo hiện đang được xã hội rất quan tâm vì đây sẽ là tiền đề cho cuộc sống hiện tại và tương lai của mỗi người, mỗi gia đình, Trên địa bàn huyện Phổ yên hầu hết các con em của nhân dân đều học hết THPT, trình độ học vấn của nhân dân ngày càng được nâng cao, sự hiểu biết về kinh tế, văn hoá - xã hội và pháp luật được nâng lên. Công tác đào tạo nghề được địa phương luôn quan tâm, huyện đã xây dựng đề án: đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2016” từ năm 2011 đến nay huyện đã tổ chức được 120 lớp với 3892 học viên.

Cơ cấu nghề: Nghề phi nông nghiệp chủ yếu như: May công nghiệp, hàn, diện dân dụng, điện công nghiệp, chế biến sản phẩm mộc, thêu ren xuất khẩu,…

Nghề nông nghiệp: Trồng hoa, chăm sóc và chế biến chè, chăn nuôi thú y,…

Về trình độ đào tạo: đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp nghề. + Y tế và chăm sóc sức khỏe:

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ luôn được huyện quân tâm, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho y tế tuyến xã, thị trấn, đến nay hầu hết các trạm xá xã, thị trấn đều được xây dựng theo tiêu chí mới, đảm bảo là điểm đến khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân được thuận lợi và đáng tin cậy. Các trạm xá xã, thị trấn đều có từ 1 bác sỹ tổng số cán bộ trạm, Huyện đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng bệnh viên đa khoa tuyến huyện đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Trung tâm y tế huyện cơ sở vật chất, trang thiết bị vẫn còn thiếu thốn, số giường bệnh chưa đáp ứng. Cán bộ y tế trình độ chuyên môn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Những khó khăn hạn chế đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hộ gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ thống giao thông kém phát triển.

Trình độ quản lý Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội của đội ngũ cán bộ địa phương còn hạn chế.

Trình độ học vấn, kiến thức và nhận thức của nhân dân còn thấp. Chưa có các giải pháp đồng bộ về phát triển kinh tế - xã hội cụ thể. + Yếu tố khách quan

Ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới.

Năng lực của các doanh nghiệp địa phương còn hạn chế, thiếu vốn sản xuất.

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp yếu.

Đánh giá chung Thuận lợi:

Là một huyện nông nghiệp nhưng đang chuyển mình phát triển để trở thành thị xã công nghiệp vào năm 2015. Bên cạnh tiếp tục thu hút các dự án công nghiệp vào địa bàn như tổ hợp khu công nghiệp Yên Bình, tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho con em trong huyện cũng như phát triển mạnh hệ thống dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ trọ, dịch vụ vận tải, hàng quán, khu vui chơi giải trí… tăng thu nhập và thu nhập cao ổn định cho nhân dân và tăng thu ngân sách Nhà nước. Nhưng vẫn duy trì và phát triển nền nông nghiệp mang tính bền vững, hệ thống đất đai, đất sản xuất nông nghiệp được quy hoạch định hướng phát triển cụ thể theo từng vùng, từng xã. Hệ thống kênh mương từ kênh cấp I đến kênh mương nội đồng cơ bản đã được cứng hóa chủ động trong việc tưới tiêu từ nguồn nước hồ Núi Cốc, số diện tích ở các khu vực không chủ động nước tưới tiêu nay Nhà nước đã đầu tư xây dựng các trạm bơm điện để chủ động nước cho sản xuất nông nghiệp, Ngành chăn nuôi huyện, xã thường xuyên tạo điều kiện mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, cung cấp giống, hỗ trợ vốn vay và luôn có các biện pháp phòng trừ bệnh dịch cho đàn gia xúc gia cầm. Huyện có đội ngũ cán bộ nông nghiệp và cán bộ khuyến nông đều có trình độ đại học và trên đại học, mỗi xã đều có cán bộ nông nghiệp trình độ đại học và cán bộ khuyến nông rất am hiểu địa bàn, tâm huyết với nghề, làm việc trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dân cao. Vì vậy lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định, sản lượng lương thực tăng đều hàng năm.

Kết cấu hạ tầng đã được đầu tư và đang phát triển mạnh, hệ thống giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, trạm biến áp… được kiên cố hóa. Có trục đường quốc lộ 3 cũ mở rộng và đường Quốc lộ 3 mới; trục đường tỉnh lộ 261, đường huyện lộ Đắc Sơn - Thành Công sang Vĩnh Phúc, có dòng sông Cầu và sông Công chảy qua rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Mặt khác có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành của tỉnh, những chủ trương, quyết sách đúng đắn của ban chấp hành đảng bộ, nghị quyết sát thực của HĐND huyện, sự đoàn kết nhất trí cao của cán bộ đảng viên từ cơ sở xóm đến xã, đến huyện sự điều hành tích cực nhiệt tình của lãnh đạo UBND huyện trong những năm qua. Đặc biệt là sự đồng thuận ủng hộ nhiệt tình của nhân dân đối với những chủ trương phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Sự năng động sáng tạo nhạy bén trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân trong huyện.

- Tổ chức hoạt động Công đoàn chủ động sáng tạo, tham mưu gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ của chuyên môn ở cơ quan, luôn hướng về cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra giám sát chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời có hiệu quả.

Khó khăn:

Địa phương đang chuyển mình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp đã và đang có hiệu quả đã thu hút nhiều dự án công nghiệp lớn vào địa bàn như dự án khu công nghiệp Yên Bình, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động của địa phương và các nơi khác. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề về môi trường, rác thải, an ninh trật tự, hệ thống giao thông chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển.

- Tiểu thủ công nghiệp phát triển tự phát chưa có quy hoạch định hướng cụ thể như sản xuất gạch đất nung, khai thác cát sỏi dưới nòng sông. Các nghề khác như cơ khí, chế biến lâm sản,… vẫn manh mún chưa có đầu tư chiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sâu, chủ yếu sản xuất những sản phẩm mang tầm tiêu thụ địa phương chứ chưa có khả năng xuất khẩu ra ngoài địa phương hoặc ra nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các giải pháp khuyến mãi, kích thích tiêu dùng; kích cầu đầu tư do ngân sách tỉnh khó khăn nên thực hiện chưa nhiều.

- Giá cả đầu vào sản xuất nông nghiệp cao, dân chưa mặn mà với vụ đông nên cả diện tích và sản lượng vụ đông đều giảm so cùng kỳ. Công tác thủy lợi chưa chủ động tưới tiêu nên cây trồng thường xuyên bị thiếu nước nhất là những vùng xa kênh mương.

- Trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, thậm chí có một số bộ phận lợi dụng quy chế dân chủ để cản trở và cố tình làm sai nhưng xử lý chưa kịp thời.

- Hoạt động của một số lĩnh vực ban ngành còn hạn chế song UBND huyện chưa kịp nắm bắt để chấn chỉnh.

- Hoạt động của Ban Nông nghiệp các xã có bước tiến bộ song việc dự báo, khuyến cáo KHKT và kiểm tra sâu bệnh còn chậm chưa thực sự sâu sát kịp thời.

- Trong công tác sản xuất nông nghiệp việc dự tính, dự báo sâu bệnh chưa thường xuyên, kịp thời và cụ thể hệ thống kênh mương chưa được đầu tư tu bổ nạo vét thường xuyên. Các mô hình sản xuất kinh doanh, chăn nuôi theo hướng hàng hóa và xây dựng cánh đồng có thu nhập cao còn chậm và chưa nhiều.

- Ngân sách địa phương còn hạn hẹp nên việc thực hiện một số hạng mục công trình chưa đúng kế hoạch.

- Công tác vệ sinh môi trường dù chỉ đạo đôn đốc thường xuyên, nhưng một số bộ phận nhân dân còn xem nhẹ chưa thực sự quan tâm đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Cơ hội:

- Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho huyện nói chung và các xã trong huyện nói riêng, do đó có điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống và du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có điều kiện phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ, Đây sẽ là thị trường thuận lợi để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (rau củ quả…) hàng hóa thủ công mỹ nghệ của địa phương.

- Hiện nay huyện nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, Do đó, tạo cơ hội cho huyện nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và dịch vụ,… tạo ra nhiều công ăn việc làm mới,

- Hiện nay đất nước đang trên đà hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới (Việt Nam gia nhập WTO, AFTA,…), Tạo cơ hội cho hàng hóa của nhân dân sản xuất ra có điều kiện được mở rộng thị trường.

* Nguy cơ

- Biến đổi khí hậu có tác động trái nhau trong mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè gây nên lũ lụt và giá lạnh thiếu nước vào mùa đông.

- Do tốc độ đô thị hóa cao từ đó sẽ dẫn đến nguy cơ gây mất ổn định trật tự xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện (Có thể có nhiều tệ nạn xã hội phát sinh, hoặc do một số hộ dân bị mất đất nông nghiệp do chuyển đổi thành các khu đô thị, khu công nghiệp sẽ tạo ra nạn thất nghiệp trong lao động nông thôn).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)